5 bài tập tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình

5/5 - (5 bình chọn)

Luyện tập thể thao thường xuyên là liệu pháp điều trị rối loạn tiền đình không dùng thuốc, nên ưu tiên áp dụng sớm ở mọi giai đoạn bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách thực hiện 5 bài tập tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình, giúp giảm nhanh triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, ù tai,… mà bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.

Vai trò của tập luyện đối với người rối loạn tiền đình

Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày là biện pháp đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện tâm trạng, giải tỏa căng thẳng, stress. Đặc biệt, đối với người bệnh rối loạn tiền đình, nếu tập luyện khoa học, đúng cách sẽ góp phần quan trọng trong điều trị, làm giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng,..

Những bài tập cho người rối loạn tiền đình đều nhằm mục đích:

– Giúp não bộ làm quen và thích nghi với sự chuyển động.

– Rèn luyện khả năng theo dõi của mắt độc lập với sự chuyển động của đầu.

– Cải thiện khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.

Bởi vậy, khi mới bắt đầu tập có thể thấy tình trạng chóng mặt nặng hơn, đây là hiện tượng bình thường. Người bệnh cần kiên trì, không nên từ bỏ trong giai đoạn này, sau một thời gian bạn sẽ thấy sự cải thiện tích cực. Đồng thời, lúc đầu nên tập ở cường độ thấp, sau đó tăng dần độ khó và thời gian tập lên.

Tập thể dục làm giảm chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình

Tập thể dục làm giảm chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình

Bài tập Romberg

Khi thực hiện bài tập Romberg, để tránh bị ngã do choáng váng, bạn nên đứng gần vách tường, tư thế đứng thẳng, hai chân chụm vào nhau, hai tay buông thẳng sát người. Sau đó nhắm mắt và đứng yên trong 30 giây, lặp lại khoảng 20 lần. Có thể nâng độ khó của động tác này lên bằng cách giơ hai tay thẳng về phía trước, song song với mặt đất khi tập.

Bài tập lắc lư người

– Lắc lư trước sau: Đứng thẳng, chân dang rộng bằng vai, hai tay buông thẳng. Nhẹ nhàng cúi người về trước rồi ngửa ra sau sao cho trọng lực lần lượt dồn xuống mũi chân và gót chân. Cố gắng giữ chân thẳng, không khom lưng, vai và hông di chuyển cùng với đầu. Lặp lại 10 nhịp, tạm ngừng khoảng 30 giây đến khi hết chóng mặt rồi thực hiện tiếp 1 lần nữa. Lúc đầu nên tập chậm, sau đó tăng từ từ tốc độ di chuyển lên và mắt chuyển dần từ mở sang nhắm theo khả năng thích nghi của cơ thể.

– Lắc lư hai bên: Tiến hành tương tự bài tập lắc lư trước sau nhưng thay bằng động tác nghiêng người sang trái phải, sao cho toàn trọng lực lần lượt đổ dồn xuống chân trái rồi chân phải, không nhấc ngón chân và gót chân lên.

Bài tập lắc lư cho người rối loạn tiền đình

Bài tập lắc lư cho người rối loạn tiền đình

Các bài tập Cawthorne – Cooksey

Cawthorne – Cooksey gồm nhiều bài tập phối hợp với độ khó tăng dần, từ đơn giản đến phức tạp.

Tư thế ngồi hoặc nằm

– Chuyển động mắt lên – xuống và sang hai bên, đầu tiên chậm sau đó nhanh dần.

– Nhắm mắt, lần lượt xoay đầu sang trái – phải hoặc gật đầu lên – xuống.

Tập 10 nhịp sau đó tạm nghỉ khoảng 30 giây đến khi không còn cảm thấy chóng mặt thì lặp lại thêm 1 lần nữa và chuyển sang động tác với hướng di chuyển khác.

Tư thế ngồi

– Chuyển động mắt và đầu như trên.

– Nhún vai 20 lần.

– Xoay vai sang hai bên trái – phải 20 lần.

– Cúi gập người về phía trước hoặc uốn cong người sang hai bên và nhặt đồ lên khỏi mặt đất, mỗi động tác 20 lần.

Tư thế đứng

– Chuyển động mắt, đầu và vai như trên.

– Thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng kết hợp nhắm mở mắt 20 lần.

– Ném một quả bóng nhỏ từ tay này sang tay kia ở vị trí trên tầm mắt hoặc dưới gối, mỗi động tác thực hiện 20 lần.

Di chuyển (chỉ thực hiện trong phòng)

– Đứng thành vòng tròn, một người đứng giữa trung tâm và chơi ném bóng qua lại.

– Đi lên và xuống dốc trên một mặt phẳng nghiêng với mắt mở và nhắm.

– Đi ngang trong phòng với mắt mở và nhắm.

– Bước lên và bước xuống bậc cầu thang với mắt mở và nhắm.

– Chơi các trò chơi có động tác khom lưng, cúi người để nhắm trúng đích như bowling, bóng rổ,…

Bài tập Brandt – Daroff

– Ngồi thẳng lưng ở mép giường, mắt nhìn về phía trước

– Xoay đầu sang một bên góc 45 độ

– Nằm thẳng xuống giường với đầu ở tư thế nghiêng góc 45 độ.

– Giữ nguyên trong khoảng 30 giây hoặc đến khi triệu chứng chóng mặt chấm dứt thì ngồi dậy. 

– Thực hiện tương tự nhưng xoay đầu sang bên đối diện, mỗi bên lặp lại động tác 3 lần, 2 – 3 lần/ngày.

Bài tập Brandt – Daroff cho người rối loạn tiền đình

Bài tập Brandt – Daroff cho người rối loạn tiền đình

Bài tập cho mắt

Bài tập 1

– Nhìn thẳng về phía trước, tập trung vào một vật thể cố định đặt ngang tầm mắt, cách khoảng 1 – 3m.

– Lần lượt xoay đầu sang trái – phải hoặc gật đầu lên – xuống nhưng mắt vẫn giữ nguyên tầm nhìn vào mục tiêu.

– Từ từ tăng dần tốc độ di chuyển của đầu và thời gian tập lên theo mức độ chịu đựng của cơ thể, nếu cảm thấy chóng mặt có thể thực hiện chậm hơn. Khi đã quen nên duy trì động tác xoay hoặc gật đầu khoảng 30 giây/lần, lặp lại 3 lần/phiên tập và 3 phiên tập/ngày.

Bài tập 2

Nhìn thẳng cố định vào một vật thể duy nhất, từ từ di chuyển mục tiêu lần lượt sang trái – phải hoặc lên – xuống khoảng 30 giây, trong khi đầu vẫn giữ nguyên vị trí. Thực hiện ở tư thế ngồi, sau đó chuyển dần sang đứng, lặp lại 3 lần/ phiên và 3 phiên/ngày.

Nhìn tập trung một vật chuyển động là bài tập cho người rối loạn tiền đình

Nhìn tập trung một vật chuyển động là bài tập cho người rối loạn tiền đình

Bài tập 3

Thực hiện tương tự bài tập số 1 và số 2 nhưng cùng lúc di chuyển đồng thời đầu, mắt và vật thể theo một hướng hoặc ngược với nhau.

Viên uống thảo dược kết hợp với các bài tập trị rối loạn tiền đình

Song song với tập luyện khoa học, để rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh rối loạn tiền đình nên kết hợp sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ lành tính từ bộ 3 thảo dược Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu, tiêu biểu là viên uống Hồng Mạch Khang – sản phẩm đã được nghiên cứu đánh giá hiệu quả và độ an toàn trên lâm sàng. Khoa học đã chứng minh, các thảo dược này có tác dụng bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu lên não và hệ tiền đình, từ đó giúp phục hồi các tổn thương, cải thiện nhanh tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu, ù tai…, đồng thời ngăn chặn nguy cơ tiến triển và tái phát bệnh.

Thực tế, nhờ vào giải pháp thảo dược này, có rất nhiều người đã thoát khỏi rối loạn tiền đình sau nhiều năm chung sống với bệnh. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Hồ Thị Thúy Lan (Ấp 3, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP HCM) qua video dưới đây:

Chị Lan chia sẻ bí quyết trị rối loạn tiền đình nhờ thảo dược

Xem thêm: Lợi ích của Hồng Mạch Khang với người bệnh rối loạn tiền đình

Mặc dù lợi ích của các bài tập trên đã quá rõ ràng, tuy nhiên muốn đạt hiệu quả tối ưu nhất, người bệnh cần cố gắng duy trì đều đặn mỗi ngày. Nếu cần hỗ trợ thêm bất cứ thông tin gì về bệnh rối loạn tiền đình, bạn hãy liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số 0988.946.068 để được tư vấn chi tiết.


DS. Hà Anh

Nguồn tham khảo:

https://www.brainandspine.org.uk/our-publications/our-fact-sheets/vestibular-rehabilitation-exercises/

https://www.umc.edu/Healthcare/ENT/Patient%20Handouts%20-%20ENT/Otology%20Handhouts/vestibular-exercises-2016.pdf

https://www.dizziness-and-balance.com/treatment/rehab.html


BẢNG GIÁ

Hồng Mạch Khang hộp 30 viên

Siêu khuyến mại – Mua 3 tặng 1

(Áp dụng lũy kế 6+2, 9+3…)

– Từ 3 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 3 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận