Hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì? – Hướng dẫn mới nhất năm 2019!

Hoa mắt, chóng mặt nếu chỉ xuất hiện thoáng qua một vài lần là tình trạng lành tính, sẽ tự biến mất mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên khi triệu chứng này lặp lại thường xuyên có thể là dấu hiệu bệnh lý cần được điều trị sớm. Vậy hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả nhất.

Hoa mắt chóng mặt là bệnh gì? – Hiểu rõ nguyên nhân để chọn đúng thuốc

Hoa mắt, chóng mặt nếu tái diễn thường xuyên, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và công việc hằng ngày. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số tình trạng bệnh lý sau:

Huyết áp thấp, tụt huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu,… làm giảm lưu lượng máu lên não.

Rối loạn tiền đình khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát thăng bằng kèm hoa mắt, chóng mặt dữ dội.

– Bệnh tim mạch như suy tim, hẹp/hở van tim, bệnh mạch vành,… làm suy yếu chức năng bơm máu của tim, đặc biệt là đến các cơ quan ở cao như não bộ.

– Bệnh lý gây tổn thương tai trong như viêm dây thần kinh tiền đình, viêm mê cung, viêm tai giữa, bệnh Meniere.

– Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống động kinh, kháng sinh nhóm aminoglycoside…

– Chấn thương đầu hoặc tủy sống, u não, đột quỵ não, bệnh đa xơ cứng, chứng đau nửa đầu Migraine…

– Rối loạn lo âu hoặc các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Xem thêm: Hoa mắt chóng mặt dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Hoa mắt, chóng mặt có thể do huyết áp thấp, tụt huyết áp

Hoa mắt, chóng mặt có thể do huyết áp thấp, tụt huyết áp

Hoa mắt, chóng mặt uống thuốc gì? Nên lựa chọn Đông hay Tây y?

Không phải với bất kỳ trường hợp nào bị hoa mắt chóng mặt cũng cần dùng thuốc, chỉ định này được đưa ra khi các triệu chứng xuất hiện cấp tính rầm rộ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh hoặc khi có bệnh lý khác mắc kèm, phải ưu tiên giải quyết căn nguyên này trước. Tùy vào nguyên nhân nền gây hoa mắt, chóng mặt mà một số thuốc dưới đây có thể được sử dụng:

Thuốc điều trị triệu chứng:

Những thuốc này giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng hoa mắt, chóng mặt, nhưng chỉ có tác dụng tạm thời, ngừng thuốc triệu chứng vẫn quay trở lại, do đó chỉ dùng trong thời gian ngắn.

– Thuốc kháng cholinergic: Thuốc có tác dụng đối kháng với hệ thần kinh phó giao cảm bằng cách ức chế hoạt động của acetylcholine lên thụ thể của nó, từ đó giảm co thắt cơ trơn, giảm tiết đờm dãi, giảm kích thích tiền đình để cải thiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Hiện nay, scopolamin là thuốc thường được sử dụng nhất. Một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải là khô miệng, táo bón, bí tiểu, nhìn mờ, buồn ngủ,…, do vậy chống chỉ định với người bị tăng nhãn áp, suy tim, phì đại tuyến tiền liệt, liệt ruột…

– Thuốc kháng histamin: Thường dùng là diphenhydramin, meclizin, promethazine có tác dụng phong bế hoạt động của histamin lên các thụ thể H1 nằm ở hệ thần kinh trung ương, cơ trơn, mạch máu, từ đó nhanh chóng cắt cơn chóng mặt, choáng váng. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng histamin là buồn ngủ, do vậy không sử dụng khi đang lái xe, làm việc trên cao, vận hành máy móc…

Buồn ngủ là tác dụng phụ hay gặp của thuốc điều trị hoa mắt chóng mặt

Buồn ngủ là tác dụng phụ hay gặp của thuốc điều trị hoa mắt chóng mặt

Thuốc điều trị từng bệnh lý cụ thể:

Bệnh lý

Thuốc điều trị

Huyết áp thấp, tụt huyết áp

– Thuốc nâng áp (ephedrine, heptamyl, fludrocortisone, terlipressin,…).

Thiếu máu não

– Thuốc tăng tuần hoàn não (cianrizin, piracetam, cerabrolysin, nimodipin, flunarizine, ginkgo biloba…)

– Thuốc bổ não

Rối loạn tiền đình

– Thuốc kháng histamin, thuốc kháng cholinergic

– Thuốc đối kháng canxi có chọn lọc

– Thuốc tăng tuần hoàn máu não

– Thuốc an thần

Bệnh Meniere

– Thuốc lợi tiểu (furosemid, hydrochlorothiazid,…) để tăng đào thải chất dịch ứ ở tai trong

Rối loạn lo âu, stress hoặc vấn đề về tâm thần khác

– Thuốc an thần nhóm benzodiazepine như diazepam, alprazolam, clonazepam, lorazepam,…

– Thuốc chống trầm cảm (amitriptyline, fluoxetine, venlafaxin,…)

Nhiễm trùng tai, viêm tai giữa, viêm dây thần kinh tiền đình, viêm mê đạo

– Kháng sinh (amoxicillin, cefuroxim, clarithromycin,…), kháng virus.

– Thuốc chống viêm (prednisolon, dexamethason, betamethason,…)

Chứng đau nửa đầu Migraine

– Thuốc giảm đau (paracetamol, naproxen, ibuprofen, sumatriptan,…)

– Thuốc chống nôn (metoclopramide)

– Thuốc chẹn beta giao cảm (propranolol, metoprolol,…)

– Thuốc chẹn kênh canxi (verapamil).

– Thuốc chống trầm cảm (amitriptyline, fluoxetine, venlafaxin,…)

– Thuốc chống co giật (valproate, topiramate,…)

Bệnh tim mạch

Glycoside cường tim, thuốc giãn mạch vành, thuốc chống huyết khối,  thuốc hạ mỡ máu, thuốc hạ áp,… tùy từng bệnh lý.

Hầu hết các thuốc dùng trong điều trị hoa mắt, chóng mặt là thuốc kê đơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ, do vậy chỉ sử dụng thuốc khi dưới sự chỉ định của bác sĩ và cần theo dõi chặt chẽ các phản ứng bất thường xảy ra.

Lựa chọn Đông y trị hoa mắt chóng mặt do huyết áp thấp, thiếu máu não

Tùy từng giai đoạn nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc tây phù hợp, nhưng một giải pháp cũng được rất nhiều người quan tâm, đó là dùng thảo dược đông y. Bởi việc kết hợp trong điều trị, không những mang lại hiệu quả cao mà còn rút ngắn được thời gian dùng thuốc, tránh phải tăng liều nặng gây hại đến chức năng gan thận, dạ dày.

Hiện nay, sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hồng Mạch Khang chính là một lựa chọn tốt cho những ai bị hoa mắt, chóng mặt do tụt huyết áp, huyết áp thấp, thiếu máu… Các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, 3 thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân trong sản phẩm có tác dụng bổ máu, kích thích tủy xương tăng sinh hồng cầu, cải thiện tuần hoàn máu lên não, nâng cao và ổn định huyết áp, nhờ đó giúp giảm nhanh chóng triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đau đầu,… đồng thời hỗ trợ giải quyết các bệnh lý nền như huyết áp thấp, thiếu máu, thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình hiệu quả để ngăn bệnh tái phát.

Thực tế, có rất nhiều người đã thoát khỏi những cơn hoa mắt, chóng mặt và cải thiện sức khỏe rõ rệt khi áp dụng giải pháp này, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của cô Lê Thu Thảo (0968469684 – Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội) và chị Nguyễn Thị Thanh Hương (Khu chợ lắp ghép, tổ 25 thị trấn Đông Anh, Hà Nội – 0978.213.466) là một trong số những trường hợp tiêu biểu đó qua các video dưới đây:

Bí quyết trị hoa mắt, chóng mặt do huyết áp thấp của cô Thảo

Chị Hương đã hết hẳn tình trạng choáng ngất nhờ viên uống thảo dược

Xem thêm: Hồng Mạch Khang – Liệu pháp tự nhiên giúp giảm hoa mắt, chóng mặt hiệu quả

Chế độ ăn uống, sinh hoạt để hạn chế bị hoa mắt, chóng mặt

Bên cạnh thuốc điều trị, người bệnh có thể tự cải thiện hiệu quả tình trạng hoa mắt, chóng mặt bằng một số thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày như:

– Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày với các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, đạp xe, thiền tịnh,… sẽ giúp tăng tuần hoàn máu và nâng cao sức khỏe.

– Duy trì thói quen đi ngủ sớm trước 11 giờ đêm, ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng/ngày.

– Giữ tinh thần luôn thư giãn, thoải mái, hạn chế học tập hoặc làm việc quá gắng sức, căng thẳng.

– Tránh thay đổi tư thế  đột ngột như đứng lên ngồi xuống nhanh, hạn chế trèo cao, điều khiển xe cộ trong thời gian mắc bệnh.

– Nằm xuống nghỉ ngơi, giữ bình tĩnh, hít thở sâu và uống nhiều nước khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt.

– Không sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, cà phê và các chất kích thích khác.

– Uống nhiều nước tối thiểu 1.5 – 2 lít/ngày, tăng cường các loại rau xanh, trái cây và thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho máu như thịt bò, thịt lườn gà, hải sản, sữa, bí đỏ, đậu nành, bông cải xanh,….

Như vậy hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh. Để đảm bảo an toàn, chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ và nếu chưa thực sự cần thiết nên cải thiện bệnh bằng liệu pháp điều chỉnh lối sống, chế độ sinh hoạt trước.

Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay qua điện thoại hoặc zalo số 0988.946.068 để được hỗ trợ giải đáp chi tiết.

DS. Hà Thanh

Nguồn tham khảo:

https://suckhoedoisong.vn/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dizziness/diagnosis-treatment/drc-20371792

https://vestibular.org/understanding-vestibular-disorders/treatment/vestibular-medication

BẢNG GIÁ

Hồng Mạch Khang hộp 30 viên

Siêu khuyến mại – Mua 3 tặng 1

(Áp dụng lũy kế 6+2, 9+3…)

– Từ 3 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 3 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận