Hồng Mạch Khang hộp 30 viên
Siêu khuyến mại – Mua 3 tặng 1
(Áp dụng lũy kế 6+2, 9+3…)
– Từ 3 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp
– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp
– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp
Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 3 hộp)
Hiện nay, không ít người có thói quen tự mua sắt về uống khi bị thiếu máu mà không hề tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Điều này không những không mang lại kết quả tốt mà ngược lại còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm. Vậy thiếu máu bổ sung sắt như thế nào cho an toàn và hiệu quả? Câu trả lời sẽ có ngay tại bài viết này.
Mặc dù sắt là nguyên tố rất cần thiết tham gia vào quá trình hình thành tế bào hồng cầu của máu, nhưng không phải bất cứ trường hợp nào bị thiếu máu bổ sung sắt cũng phù hợp, việc sử dụng sai có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Bổ sung sắt thường được chỉ định khi kết quả xét nghiệm máu thấy lượng sắt trong cơ thể giảm thấp, hoặc khi dự phòng thiếu máu cho phụ nữ mang thai và sau sinh, trẻ sinh non, trẻ trong độ tuổi dậy thì, bệnh thận, sau cắt dạ dày, hóa xạ trị,…
Đối với những trường hợp bị thiếu máu huyết tán, bệnh Thalassemia, bệnh hồng cầu hình liềm, thiếu máu do nhiễm độc chì, thiếu máu ác tính,… cần thận trọng hoặc thậm chí là chống chỉ định bổ sung sắt vì có thể gây quá tải sắt trong cơ thể.
Thiếu máu bổ sung sắt cần tuân theo chỉ định của bác sĩ
Nhu cầu sắt khuyến cáo ở mỗi độ tuổi là khác nhau và tùy thuộc vào mức độ thiếu máu thiếu sắt mà liều lượng sắt cần bổ sung cũng thay đổi. Để xác định được liều lượng phù hợp cần dựa trên kết quả xét nghiệm máu và định lượng mức sắt trong cơ thể.
Hiện nay trong điều trị, sắt có thể được bổ sung bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch đối với trường hợp nặng. Nhưng phổ biến nhất vẫn là sắt đường uống dưới dạng bào chế sắt viên hoặc sắt nước. Sắt nước có ưu điểm là ít gây táo bón, dễ hấp thu nhưng khó uống và dễ gây buồn nôn. Ngược lại, sắt viên dễ uống hơn nhưng hấp thu kém hơn sắt nước và gây táo bón nhiều hơn. Ngoài ra, còn có sắt vô cơ (sắt sulfat) và sắt hữu cơ (sắt gluconate, sắt fumarate), trong đó sắt hữu cơ dễ hấp thu và ít gây táo bón hơn sắt vô cơ.
Táo bón, buồn nôn, đau bụng, khó chịu dạ dày, phân và nước tiểu sẫm màu là những tác dụng phụ thường gặp khi bổ sung sắt đường uống. Đối với những trường hợp quá liều sắt, các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn như nôn mửa, tiêu chảy nặng, chuột rút, đau quặn dạ dày, đuối sức, da và móng tay tái nhợt. Lúc này cần khẩn trương đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu.
Bổ sung sắt có thể gây tác dụng phụ buồn nôn, rối loạn tiêu hóa
Dù bạn đã bổ sung sắt đều đặn nhưng tình trạng thiếu máu vẫn không cải thiện? Hãy liên hệ ngay qua điện thoại hoặc zalo số 0988.946.068 để được tư vấn về biện pháp khắc phục bệnh hiệu quả.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao, khi bổ sung sắt người bệnh thiếu máu nên lưu ý một số điểm quan trọng sau:
– Chỉ bổ sung sắt khi được bác sĩ kê đơn và nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn về liều lượng, liệu trình, thời điểm uống. Không tự ý mua sắt về uống vì có thể dẫn đến quá liều hoặc bổ sung thiếu.
– Sắt hấp thu tốt nhất khi bụng đói, do đó nên uống trước bữa ăn 1 tiếng hoặc sau ăn 2 tiếng cùng với nước lọc. Nếu bị kích ứng dạ dày nên chuyển sang uống trong bữa ăn.
– Vitamin C giúp sắt hấp thu tốt hơn, ngoài nước lọc, bạn cũng có thể uống sắt cùng với nước ép trái cây như nước cam hoặc bổ sung sắt cùng với vitamin C.
– Không uống sắt cùng thời điểm với trà, cà phê, socola, sữa, nước ngọt có gas, rượu, bia,… vì những loại đồ uống này sẽ làm giảm hấp thu sắt.
– Sắt có thể tương tác với một số loại thuốc như canxi, thuốc điều trị viêm dạ dày, thuốc loãng xương, kháng sinh,… làm giảm hấp thu, do đó nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng trước khi bắt đầu bổ sung sắt và uống sắt cách các thuốc này tối thiểu 1 – 2 tiếng.
– Để cải thiện tình trạng táo bón khi bổ sung sắt bạn nên uống nhiều nước và tăng cường thực giàu chất xơ như rau xanh, trái cây,… trong bữa ăn.
Bổ sung sắt sẽ giúp bù đắp nhanh chóng sự thiếu hụt chất sắt trong cơ thể, tuy nhiên để phòng ngừa thiếu máu tái phát, người bệnh cần áp dụng thêm các biện pháp điều trị mang tính lâu dài hơn, bao gồm:
Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học
Ăn đa dạng các loại thực phẩm, chú trọng những thực phẩm giàu chất sắt, tốt cho máu như: thịt bò, thịt lườn gà, trứng, rau lá màu xanh đậm (bông cải xanh, rau ngót, cải xoong), cá biển, hải sản có vỏ (ngao, sò, ốc), bí đỏ, đậu nành,… hoặc trái cây giàu vitamin C. Uống nhiều nước, hạn chế rượu, bia, cà phê, trà đặc và đồ uống chứa cồn.
Khi bị thiếu máu nên bổ sung sắt kết hợp với chế độ ăn uống
Sử dụng viên uống bổ máu Hồng Mạch Khang
Với thành phần là sự kết hợp của bộ 3 thảo dược bổ máu nổi tiếng trong Đông y gồm Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu, viên uống Hồng Mạch Khang là sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên sử dụng khi bị thiếu máu nhờ mang lại 3 lợi ích thiết thực sau:
– Kích thích tủy xương tăng tạo máu, cải thiện hiệu quả chất lượng và số lượng máu trong cơ thể.
– Tăng cường tuần hòa máu, giải quyết nhanh các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu do thiếu máu.
– Hỗ trợ chức năng tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, tăng nguồn nguyên liệu để tạo máu.
Bởi vậy, kết hợp sử dụng Hồng Mạch Khang cùng bổ sung sắt chính là liệu pháp toàn diện nhất giúp bạn cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt nhanh chóng hơn cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Xem thêm:
Lợi ích của viên uống bổ máu Hồng Mạch Khang với người thiếu máu
Thiếu máu nên ăn gì, kiêng gì – Lời khuyên giúp chọn đúng thực phẩm
Bổ sung sắt là chỉ định chính khi bị thiếu máu thiếu sắt nhưng áp dụng như thế nào cho an toàn, hiệu quả không phải là đơn giản. Mong rằng qua bài viết này bạn đã có thể thực hiện được điều này.
DS. Hà Anh
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/anemia/iron-supplements-for-anemia#types
https://www.webmd.com/diet/supplement-guide-iron#1
Hồng Mạch Khang hộp 30 viên
Siêu khuyến mại – Mua 3 tặng 1
(Áp dụng lũy kế 6+2, 9+3…)
– Từ 3 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp
– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp
– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp
Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 3 hộp)