10 dấu hiệu thường gặp khi bị huyết áp thấp

Rate this post

Một cơn chóng mặt hay đau đầu thoáng qua có lẽ sẽ không làm bạn mấy khó chịu và ít bận tâm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên, đi kèm với nó là mệt mỏi, chán ăn… Thì hãy cẩn thận vì rất có thể do huyết áp thấp gây nên!

Huyết áp thấp và những triệu chứng thường gặp

Khi chỉ số huyết áp giảm xuống thấp người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng sau:

Hoa mắt, chóng mặt: Biểu hiện điển hình nhất của chứng huyết áp thấp đó là hoa mắt, chóng mặt xuất hiện tường xuyên với cảm giác đứng không vững, mất thăng bằng, đầu óc quay cuồng như mọi vật đang chuyển động xung quanh mình. Triệu chứng này càng trở nên trầm trọng hơn khi chúng ta cố đứng lên hoặc chuyển động vùng đầu. Đôi khi chóng mặt còn đi kèm với nôn hoặc buồn nôn.

Đau đầu, thiếu tập trung, hay quên: Máu lưu thông lên não kém khiến não bộ không đủ máu và oxy để duy trì hoạt động, về lâu dài sẽ làm cho chúng ta giảm khả năng tập trung, giảm khả năng tư duy, hay quên. Khi làm việc quá sức, căng thẳng, tình trạng đau nhức đầu có thể xuất hiện, đôi khi làm bạn mất ngủ cả về ban đêm.

Da xanh xao, chân tay lạnh: Huyết áp thấp làm giảm khả năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và bộ phận trong cơ thể, trong đó da bàn chân, tay, cơ quan sinh dục… Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là làm cho làn da trở nên xanh tái, chân tay thường xuyên bị lạnh.

Mệt mỏi, khát nước: Các cơ quan ít được cung cấp máu do hệ quả của huyết áp thấp có thể khiến cơ thể người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, rã rời không đủ sức làm việc. Ngoài ra, khi thể tích máu xuống thấp do huyết áp thấp, não bộ sẽ phát tín hiệu “khát nước” để chúng ta bổ sung kịp thời lượng nước vào cơ thể nhằm tăng thể tích máu giảm tình trạng huyết áp thấp

Ngất xỉu: Khi huyết áp giảm sâu có thể khiến người bệnh nhất rơi vào trạng thái mất ý thức, hôn mê, giảm trương lực cơ… Người bệnh sẽ ngã xuống đột ngột, nguy trấn thương do té ngã sẽ rất cao.

Huyết áp thấp khiến thường xuyên chóng mặt, choáng váng

Huyết áp thấp khiến thường xuyên chóng mặt, choáng váng

Huyết áp thấp nếu không được điều trị tốt về lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như giảm trí nhớ, teo não, nhũn não, đột quỵ… Hãy hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0988.946.068 để được tư vấn về Tpbvsk Hồng Mạch Khang  giải pháp đã được kiểm chứng lâm sàng, giúp làm các triệu chứng của bệnh và nâng cao ổn định huyết áp một cách tự nhiên và bền vững.

Nguyên nhân gây ra huyết áp thấp

Huyết áp là chỉ số đánh giá áp lực máu lên thành động mạch. Một người được chẩn đoán bị huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) dưới 90mmHg hoặc/và huyết áp tâm trương (huyết áp thâm thiểu) dưới 60mmHg. Những người có chỉ số huyết áp nhỏ hơn 120/80 mmHg (chỉ số huyết áp của người bình thường) nhưng có kèm theo các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt… cũng được coi là huyết áp thấp. Chứng bệnh này có thể xuất hiện do một số nguyên nhân:

Tim mạch: Một số vấn đề về tim có thể dẫn đến huyết áp thấp bao gồm rối loạn nhịp tim, bệnh van tim, nhồi máu cơ tim, suy tim có thể làm giảm khả năng bơm máu hiệu quả của tim, giảm lưu lượng tuần hoàn và dẫn đến chứng huyết áp thấp.

Nội tiết: Bệnh lý tuyến giáp như bệnh tuyến cận giáp, suy thượng thận (bệnh Addison), hạ đường huyết và trong một số trường hợp, bệnh tiểu đường có thể gây ra huyết áp thấp.

Mất nước: Khi mất nước, thể tích máu trong cơ thể cũng sẽ giảm đi. Nguyên nhân của mất nước có thể là do nôn ói, tiêu chảy kéo dài hay do tập luyện, ra nhiều mồ hôi và sốc nhiệt.

Sốc phản vệ: Là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng. Nguyên nhân phổ biến của sốc phản vệ bao gồm ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thuốc, nọc độc từ côn trùng… Sốc phản vệ có thể gây khó thở, nổi mề đay, ngứa, sưng cổ họng và giảm huyết áp nghiêm trọng.

Thiếu dinh dưỡng trong chế độ ăn: Một chế độ ăn thiếu vitamin B12 và acid folic có thể làm cho cơ thể không sản xuất đủ tế bào hồng cầu, gây thiếu máu và từ đó gây ra tình trạng huyết áp thấp.

Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm hay các loại thuốc điều trị Pakinson, thuốc chống trầm cảm…. đều có thể làm hạ huyết áp đột ngột

Tuy nhiên hầu hết các trường hợp, huyết áp thấp xuất hiện không rõ nguyên nhân (huyết áp thấp vô căn). Các nghiên cứu gần đây cho thấy sự suy giảm chức năng của hệ thần kinh thể dịch có thể giải thích cho những trường hợp này.

Khi các thụ thể cảm nhận huyết áp nằm trong động mạch cảnh và động mạch chủ bị giảm chức năng hoặc kém nhạy cảm, các thông tin về chỉ số huyết áp chuyển đến não có thể bị chậm trễ hay sai lệch. Kết quả là não bộ không thể điều chỉnh nhịp tim và sự co giãn của mạch máu một cách nhịp nhàng để đáp ứng với những thay đổi của huyết áp, nhất là khi thay đổi tư thế gây ra triệu chứng chóng mặt, choáng váng, mặt mũi tối sầm khi đang ngồi hoặc nằm sau đó đứng lên. Chính vì vậy, cân bằng và điều hòa lại hệ thần kinh thể dịch có vài trò rất lớn trong việc mang lại huyết áp ổn định, tự nhiên và bền vững.

Suy giảm chức năng hệ thần kinh thể dịch là nguyên nhân thường gặp của huyết áp thấp

Suy giảm chức năng hệ thần kinh thể dịch là nguyên nhân thường gặp của huyết áp thấp

Giải pháp bền vững cho người bị huyết áp thấp

Để nâng cao chỉ số huyết áp và giảm các triệu chứng một cách bền vững cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, từ thuốc, chế độ dinh dưỡng, tập luyện hàng ngày…

Thuốc điều trị: Đối với những trường hợp huyết áp thấp xác định được nguyên nhân như bệnh về tim mạch, nội tiết… thì cần phải sử dụng thuốc điều trị các bệnh này theo đúng chỉ định của bác sĩ. Còn đối với những trường hợp huyết áp thấp vô căn thì thuốc chủ yếu chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng.

Chế độ dinh dưỡng: Khi bị huyết áp thấp, người bệnh có thể sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như: ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, các loại thịt trắng như thịt gà, cá… Ăn mặn hơn mức bình thường một chút (không áp dụng cho những người mắc bệnh tim mạch), chia nhỏ bữa ăn trong ngày cũng rất có lợi với người mắc chứng bệnh này. Cà phê, trà gừng cũng có tác dụng nâng huyết áp tạm thời. Tuy nhiên, việc dùng quá nhiều có thể mang đến tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, do vậy người bệnh nên sử dụng vừa phải.

Chế độ tập luyện: Tập luyện thể dục đều đặn, vừa sức mỗi ngày không chỉ có lợi cho sức khỏe nói chung mà còn giúp cải thiện huyết áp thấp nói riêng. Một số hình thức rất thích hợp cho người bị huyết áp thấp: bơi lội, cầu lông, đi bộ, thể dục nhịp điệu hay yoga…

Sử dụng sản phẩm thảo dược: Theo nghiên cứu, một số thảo dược tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc ổn định thần kinh thể dịch, nhờ vậy huyết áp được điều hòa một cách ổn định và bền vững. Rễ chính cây Đương quy (Quy đầu) là một trong những thảo dược như vậy. Ngoài ra, Quy đầu còn giúp làm bổ máu, tăng tạo máu, sự kết hợp giữa Quy đầu và các thảo dược như Ích trí nhân, Xuyên tiêu còn có tác dụng hiệp đồng giúp tăng cường lưu thông máu, tăng hấp thụ dinh dưỡng giảm các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do huyết áp thấp gây ra.

Xem thêm:

Hồng Mạch Khang – Liệu pháp tự nhiên cho người bệnh huyết áp thấp từ Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân

Chia sẻ kinh nghiệm điều trị huyết áp thấp, hạ huyết áp hiệu quả

Với 10 dấu hiệu huyết áp thấp trong bài viết, hy vọng bạn có thể nhận diện sớm và chính xác bệnh từ đó thăm khám, điều trị thích hợp, sớm ổn định chỉ số huyết áp, bớt mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và nâng cao sức khỏe. 

 

Hường Phạm

Nguồn tham khảo:

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/basics/symptoms/con-20032298

……………………..

BẢNG GIÁ

Hồng Mạch Khang hộp 30 viên

Siêu khuyến mại – Mua 3 tặng 1

(Áp dụng lũy kế 6+2, 9+3…)

– Từ 3 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 3 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận