Hồng Mạch Khang hộp 30 viên
Siêu khuyến mại – Mua 3 tặng 1
(Áp dụng lũy kế 6+2, 9+3…)
– Từ 3 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp
– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp
– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp
Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 3 hộp)
Thiếu máu kéo dài khiến cho người bệnh mệt mỏi triền miên, kém tập trung chú ý… Do đó, việc phát hiện bệnh từ sớm rất quan trọng, hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc thường ngày. Ở giai đoạn đầu, bệnh diễn ra âm thầm, ít triệu chứng nên dễ bị bỏ qua. Bởi vậy, không chỉ dựa vào các biểu hiện bên ngoài, bác sĩ sẽ dựa trên một số kết quả xét nghiệm cụ thể nhằm chẩn đoán chính xác chứng bệnh thiếu máu này.
Khi đi khám, người bệnh nên mô tả cho bác sĩ các triệu chứng gặp phải cũng như tiền sử bệnh của mình càng chi tiết càng tốt. Bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi như:
– Có các triệu chứng: Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, giảm tập trung chú ý, chán ăn, hồi hộp, đánh trống ngực, tức ngực, khó thở, nhất là khi gắng sức, da xanh xao, chân tay lạnh, mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ… hay không?
– Có thực hiện chế độ ăn kiêng nào không? Điều này giúp bác sĩ xác định nguyên nhân thiếu máu có phải do thiếu sắt, vitamin B12 hoặc acid folic trong chế độ ăn hay không?
– Có đang sử dụng các loại thuốc dẫn tới chảy máu dạ dày như aspirin không?
– Lượng máu kinh nguyệt bao nhiêu?
– Có mang thai không?
– Có từng bị mất máu nhiều do nguyên nhân nào đó hay không?
– Tiền sử gia đình có các bệnh di truyền nào?
Xem thêm:
Thiếu máu – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thiếu máu do thiếu sắt
Sử dụng một số loại thuốc gây chảy máu dạ dày như aspirin có thể dẫn tới thiếu máu
Nếu bạn có những biểu hiện hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, tức ngực, da xanh xao… hoặc được chẩn đoán thiếu máu. Hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0988.946.068 để được tư vấn về các giải pháp giúp cải thiện hiệu quả, bền vững.
Ngoài hỏi về các triệu chứng người bệnh gặp phải, các bác sĩ sẽ nghe tim phổi để kiểm tra nhịp tim, nhịp thở, sờ bụng để kiểm tra kích thước gan, lách và khám vùng chậu, trực tràng để xác định xem nguyên nhân có phải do mất máu các vùng này không.
Để chẩn đoán thiếu máu một cách chính xác nhất, các bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm như:
Đây là xét nghiệm đầu tiên được sử dụng để chẩn đoán thiếu máu bằng cách đánh giá các tế bào lưu thông trong máu được lấy từ tĩnh mạch cánh tay của người bệnh. Các chỉ số quan trọng là:
– Số lượng hemoglobin (Hb) và chỉ số hematocrit (HCT): Hemoglobin (Hb) là chất màu chứa sắt, có nhiệm vụ vận chuyển oxy. Mức hematocrit (HCT) là tỷ lệ phần trăm thể tích của hồng cầu trong một đơn vị thể tích máu. Trong bệnh thiếu máu, hai chỉ số này sẽ giảm đi.
– Khối lượng hồng cầu trung bình (MCV): Chỉ số MCV là kích thước trung bình của các tế bào hồng cầu, được sử dụng nhằm xác định nguyên nhân thiếu máu. Có ba trường hợp xảy ra là:
+ Kích thước hồng cầu nhỏ hơn bình thường: Thiếu máu nhược sắc thường xảy ra khi thiếu máu do thiếu sắt.
+ Kích thước hồng cầu lớn hơn bình thường: Thiếu máu ưu sắc xảy ra khi thiếu máu do thiếu vitamin B12 hoặc acid folic.
+ Kích thước hồng cầu bình thường xảy ra trong các loại thiếu máu khác, gọi là thiếu máu đẳng sắc
Khi kết quả xét nghiệm công thức máu toàn bộ cho thấy người bệnh bị thiếu máu, cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xác định loại thiếu máu cũng như nguyên nhân gây bệnh, bao gồm:
– Xét nghiệm điện di hemoglobin: Là xét nghiệm đánh giá thành phần và tỷ lệ các loại hemoglobin, giúp xác định dạng thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia hoặc các loại thiếu máu di truyền khác.
– Đếm hồng cầu lưới: Hồng cầu lưới là tế bào tiền thân của hồng cầu, được sản sinh từ tủy xương. Nồng độ hồng cầu lưới trong máu đánh giá hoạt động của tủy xương và là chỉ số để xác định nguyên nhân thiếu máu tại tủy hay ngoài tủy.
– Kiểm tra nồng độ ferritin hoặc nồng độ sắt trong huyết thanh: Ferritin là một protein chứa sắt. Nếu nồng độ ferritin hoặc nồng độ sắt trong máu thấp cho thấy cơ thể bị thiếu máu do thiếu sắt.
– Nghiên cứu mẫu tủy xương: Mẫu tủy xương được lấy bằng cách chèn một mũi kim rỗng vào xương vú hoặc xương hông người bệnh để lấy ra một lượng tủy nhỏ, sau đó nhuộm màu đặc biệt rồi quan sát dưới kính hiển vi. Xét nghiệm này giúp đánh giá xem tủy xương có khỏe mạnh và làm tròn chức năng tạo máu không. Ngoài ra, hàm lượng sắt trong tủy xương thấp cũng là dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt.
Lấy mẫu tủy xương để chẩn đoán thiếu máu do nguyên nhân tại tủy hay ngoài tủy
– Kiểm tra nồng độ vitamin B12 và folate: để tìm ra nguyên nhân thiếu máu do thiếu vitamin.
– Xét nghiệm phân: nếu có máu lẫn trong phân, bác sĩ sẽ nội soi để xác định vị trí đường tiêu hóa bị tổn thương.
Ngoài ra, nếu nghi ngờ tình trạng thiếu máu có liên quan đến bệnh lý khác như khối u, suy thận hoặc ngộ độc chì ở trẻ em, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm khác nhằm chẩn đoán các bệnh căn nguyên này để đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Nếu không may bị thiếu máu, bên cạnh các phương pháp điều trị của bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể đẩy lùi tình trạng này bằng một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học cùng các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên.
Hiện nay thảo dược tự nhiên được xem là hướng đi mới trong điều trị thiếu máu bởi tính an toàn và hiệu quả cao, điển hình nhất là bộ ba thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân. Bởi đây là các loại thảo dược có tác dụng bổ máu, tăng tạo máu, tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể.
Ngoài ra, Đương quy còn tăng tính nhạy cảm của thụ thể cảm áp trong lòng mạch, hạn chế tình trạng huyết áp thấp do thiếu máu gây ra, điều hòa kinh nguyệt, giảm tình trạng thiếu máu ở phụ nữ do mất máu nhiều trong những ngày đèn đỏ. Xuyên tiêu hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn để hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn. Ích trí nhân tăng cường hoạt động của các cơ quan quan trọng như tim, thận. Sự kết hợp của ba loại thảo dược này trong sản phẩm Hồng Mạch Khang là giải pháp rất hữu ích trong trường hợp bị thiếu máu.
– Tăng cường thực phẩm giàu sắt, vitamin B12, acid folic: Thịt bò, thịt lườn gà, tôm, cua, cá, hải sản, trứng, sữa, rau có màu xanh đậm (bina, xúp lơ…), củ dền…
– Tăng cường hoa quả tươi giàu vitamin C: cam, bưởi, kiwi, cherry, dâu tây,…
– Uống đủ nước mỗi ngày.
– Nếu bạn đang mang thai, hãy nhớ bổ sung đầy đủ sắt và acid folic để ngăn ngừa thiếu máu và đảm bảo sự phát triển toàn diện của con trong suốt thai kỳ.
– Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức.
– Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn, vừa sức nhằm thư giãn tinh thần, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.
Thật sự không khó để chẩn đoán thiếu máu, cái khó ở đây là sự chủ quan, xem nhẹ của người bệnh, dẫn đến thiếu máu ngày càng trầm trọng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách sớm thăm khám ngay khi có các dấu hiệu của thiếu máu, đồng thời tuân thủ thực hiện việc điều trị.
Xem thêm:
Thiếu máu kéo dài và những hiểm nguy khó lường
Phương pháp điều trị các loại bệnh thiếu máu thường gặp
Ds. Lương Lan
Nguồn tham khảo:
https://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/anemia/diagnosis
http://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-anemia-symptoms#1
————————————————————————–
Hồng Mạch Khang hộp 30 viên
Siêu khuyến mại – Mua 3 tặng 1
(Áp dụng lũy kế 6+2, 9+3…)
– Từ 3 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp
– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp
– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp
Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 3 hộp)
Ds.cho con hoi.con thuong hai dau dau.chong mat.mat ngu.tay chan te moi.tang huyet ap bat thuong.trieu chung dau dau cua con rat nhieu.dau moi vung vay gay va ca co.nhu day co phai con bi thieu mau nao khong ạ
Chào bạn Trần gia hưng,
Qua mô tả của bạn, nhiều khả năng bạn mắc phải chứng bệnh thiểu máu não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não đúng như bạn nghĩ. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh lý này chẳng hạn như: huyết áp cao, chất lượng máu kém, xơ vữa động mạch, thoái hóa đốt sống cổ,… Do đó bạn nên sắp xếp thời gian, sớm thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó mới có hướng điều trị thích hợp. Chứng bệnh này hoàn toàn có thể điều trị khỏi dứt điểm nếu bạn điều trị đúng hướng. Bạn có thể tìm hiểu thêm về chứng bệnh này qua bài viết:
https://tuthuyetap.com/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/thieu-nang-tuan-hoan-nao-va-cach-chua-tri.html
Ngoài ra, một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học cũng rất cần thiết với bạn. Nếu thường xuyên bị đau đầu, nhức mỏi vai gáy, hãy cố gắng giữ tinh thần thoải mái, không để công việc làm bạn căng thẳng đầu óc. Nên đi ngủ sớm, tránh thức khuya và tập một vài động tác nhẹ nhàng vào buổi tối để đêm ngủ ngon giấc hơn.
Sau khi thăm khám, nêu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ tới số điện thoại 0971.007.947 để được tư vấn hỗ trợ.
Chúc bạn sức khỏe!