Chóng mặt sau khi ăn – Rất nhiều người gặp phải nhưng còn chủ quan!

5/5 - (2 bình chọn)

Nhịn đói lâu làm hạ đường huyết có thể khiến bạn bị hoa mắt, chóng mặt, đó là hiện tượng bình thường, nhưng tại sao ở rất nhiều người triệu chứng này lại thường xuất hiện sau những bữa ăn no, giàu dinh dưỡng? Nguyên nhân nào gây chóng mặt sau khi ăn? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết này.

Tại sao bạn bị chóng mặt sau khi ăn?

Sau mỗi bữa ăn, máu sẽ được huy động đến dạ dày và ruột non nhiều hơn để tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, bởi vậy lưu lượng máu đến các cơ quan khác bị giảm, kéo theo giảm huyết áp. Lúc này, để đảm bảo phân phối đủ máu, hệ thần kinh tự trị (hệ thần kinh kiểm soát các chức năng tự động trong cơ thể) sẽ chỉ huy tim đập nhanh hơn, đồng thời co các mạch máu ngoại vi ở tay chân, nhờ đó duy trì huyết áp ở mức bình thường.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, quá trình này diễn ra chậm chạp hơn, nhịp tim không tăng, các mạch máu ngoại vi không co lại khiến cho huyết áp tụt thấp đột ngột. Các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não không được cung cấp đủ máu, từ đó làm xuất hiện triệu chứng chóng mặt, choáng váng, nhìn mờ, buồn nôn hoặc ngất xỉu, nhất là sau những bữa ăn no, giàu dinh dưỡng.

Hiện tượng này được gọi là hạ huyết áp sau ăn, đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây chóng mặt sau khi ăn.

Chóng mặt sau khi ăn là biểu hiện của hạ huyết áp sau ăn

Chóng mặt sau khi ăn là biểu hiện của hạ huyết áp sau ăn

Những ai dễ bị hạ huyết áp, chóng mặt sau khi ăn?

Nguy cơ bị hạ huyết áp sau ăn tăng theo độ tuổi, ước tính có tới 1/3 số người cao tuổi gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân là do quá trình lão hóa khiến khả năng co giãn của mạch máu và chức năng của thụ thể nhận cảm huyết áp nằm tại thành mạch suy yếu, không còn được nhanh nhạy, chính xác như những người trẻ tuổi.

Bên cạnh đó, một số tình trạng bệnh lý như tiểu đường, bệnh Parkinson có thể làm tổn thương hệ thần kinh tự trị hoặc người bệnh huyết áp cao có sử dụng thuốc hạ áp cũng hay bị hạ huyết áp sau ăn.

Nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt sau khi ăn hãy áp dụng các biện pháp ngay dưới đây hoặc liên hệ với chúng tôi qua điện thoại/zalo số 0988946068 để được tư vấn chi tiết hơn về cách điều trị.


Cách phòng ngừa và khắc phục tình trạng chóng mặt sau khi ăn

Phương pháp điều trị tốt nhất cho tình trạng hạ huyết áp sau ăn là điều chỉnh lại thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, cụ thể như sau:

Hạn chế carbohydrat tinh chế

Các loại đường và carbohydrat tinh chế có nhiều trong bánh mì trắng, gạo trắng, khoai tây, bánh kẹo ngọt… được cơ thể tiêu hóa nhanh và dễ gây chóng mặt sau khi ăn. Bởi vậy, bạn nên chọn những thực phẩm tiêu hóa chậm hơn như ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch, bánh mì đen…), rau xanh, trái cây.

Ăn các bữa nhỏ

Cơ thể phải sử dụng nhiều năng lượng và huy động lưu lượng máu lớn hơn để tiêu hóa một bữa ăn no, điều này càng làm tăng nguy cơ bị hạ huyết áp sau ăn. Do đó, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn, thay vì 3 bữa lớn thì chia thành 5 – 6 bữa nhỏ và không nên ăn quá no.

Ăn các bữa nhỏ giúp hạn chế bị chóng mặt sau khi ăn

Ăn các bữa nhỏ giúp hạn chế bị chóng mặt sau khi ăn

Uống nước trước bữa ăn

Uống 1 – 2 cốc nước trước khi ăn sẽ làm tăng lượng máu trong cơ thể, nhờ đó phòng ngừa được tình trạng hạ huyết áp sau ăn. Đồng thời, bạn nên chú ý uống đủ nước tối thiểu từ 1.5 – 2 lít/ngày để ổn định huyết áp.

Hạn chế hoạt động mạnh sau ăn

Một giờ đầu tiên sau bữa ăn là thời điểm dễ bị hạ huyết áp nhất, do vậy bạn cần hạn chế vận động mạnh trong khoảng thời gian này, không đứng dậy nhanh ngay khi vừa ăn xong và nên dành ít nhất 30 phút – 1 tiếng nghỉ ngơi khi bữa ăn kết thúc.

Uống cà phê trước bữa ăn

Uống một ly cà phê trước khi ăn có thể giúp ngăn ngừa bị hạ huyết áp sau ăn vì hoạt chất caffein trong cà phê có tác dụng tăng nhịp tim và co mạch máu. Tuy nhiên, bạn không nên uống cà phê vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ.

Tránh sử dụng đồ uống có cồn trong cùng bữa ăn

Tránh sử dụng đồ uống có cồn trong cùng bữa ăn

Tránh đồ uống có cồn

Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia sẽ gây mất nước và giãn tạm thời mạch máu ngoại vi dẫn đến tụt huyết áp đột ngột, do đó bạn nên tránh sử dụng chúng trong cùng bữa ăn.

Điều chỉnh thời điểm dùng thuốc hạ áp

Nếu chóng mặt sau khi ăn là do tác dụng phụ của thuốc điều trị huyết áp cao, bạn cần điều chỉnh lại thời gian sử dụng thuốc. Tránh uống thuốc trước bữa ăn hoặc dùng liều nhỏ hơn và chia thành nhiều thời điểm uống trong ngày, tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi.

Sử dụng sản phẩm trị hạ huyết áp từ thảo dược

Với những trường hợp cơ địa huyết áp thấp mạn tính có thể áp dụng thêm một giải pháp đơn giản nữa, đó là sử dụng viên uống Hồng Mạch Khang. Với thành phần từ 3 thảo dược quý Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân có tác dụng bổ máu, tăng cường tuần hoàn lưu thông máu và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, nhờ đó cải thiện tình trạng chóng mặt, choáng váng sau khi ăn. Không chỉ vậy, thành phần Đương quy trong sản phẩm còn có khả năng tăng cường phản xạ điều hòa huyết áp của cơ thể, thúc đẩy các thụ thể nhận cảm huyết áp hoạt động nhạy bén và chính xác hơn để ổn định chỉ số huyết áp, ngăn ngừa hạ huyết áp sau ăn.  

Thực tế, cũng nhờ sử dụng Hồng Mạch Khang mà rất nhiều người thoát khỏi tình trạng huyết áp thấp, tụt huyết áp, hạ huyết áp sau ăn chỉ sau 1 – 3 tháng, cùng lắng nghe chia sẻ của họ trong video dưới đây:

Kinh nghiệm trị huyết áp thấp, hạ huyết áp nhờ thảo dược

Xem thêm:

Thông tin về viên uống Hồng Mạch Khang dành cho người bị hạ huyết áp

Hạ huyết áp nên ăn gì, kiêng gì để ổn định huyết áp

Nhiều người thường chủ quan khi có biểu hiện chóng mặt sau ăn, nhưng đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý cần được điều trị sớm. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích giúp bạn sớm khắc phục tình trạng này.

DS. Hà Anh

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/postprandial-hypotension#causes

https://www.healthline.com/health/dizziness-after-eating#causes


BẢNG GIÁ

Hồng Mạch Khang hộp 30 viên

Siêu khuyến mại – Mua 3 tặng 1

(Áp dụng lũy kế 6+2, 9+3…)

– Từ 3 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 3 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận