Người bệnh huyết áp thấp có tiêm vaccine Covid-19 được không?

Bạn lo lắng không biết người bệnh huyết áp thấp có được tiêm vaccine Covid-19 không? Nếu tiêm thì có nguy cơ gặp phản ứng gì? Trước và sau khi tiêm có cần phải ngừng các thuốc điều trị hay không? Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp ngay sau đây!

Bị huyết áp thấp có được tiêm vaccine Covid-19 không?

Cho đến nay, không có bất kỳ khuyến cáo nào chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19 cho người bệnh huyết áp thấp, cũng như chưa từng ghi nhận các phản ứng đặc biệt do vaccine gây ra trên đối tượng này, vì vậy, người bệnh huyết áp thấp hoàn toàn có thể tiêm vaccine Covid-19 bình thường nếu không nằm trong các trường hợp chống chỉ định theo hướng dẫn của Bộ Y tế sau:

– Có tiền sử phản vệ với vaccine Covid-19 cùng loại ở lần tiêm trước.

– Có bất cứ chống chỉ định nào với vaccine theo công bố của nhà sản xuất.

Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, Bộ Y tế cũng khuyến cáo là những trường hợp chỉ số huyết áp tâm thu < 60 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương < 90 mmHg thì cần được thăm khám kỹ lưỡng và thận trọng khi tiêm.

Người bệnh huyết áp thấp nên tiêm vaccine Covid-19 để bảo vệ bản thân

Người bệnh huyết áp thấp nên tiêm vaccine Covid-19 để bảo vệ bản thân

Bị huyết áp thấp kèm thiếu máu não, suy nhược cơ thể có được tiêm vaccine Covid-19?

Không có chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19 ở các đối tượng này, bởi vậy những trường hợp bị thiếu máu, suy nhược cơ thể, thiếu máu, rối loạn tiền đình, kể cả là có mắc kèm bệnh huyết áp thấp hay không thì vẫn tiêm được vaccine Covid-19. 

Đang dùng thuốc điều trị huyết áp thấp có tiêm vaccine Covid-19 được không?

Hiện nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy tương tác bất lợi giữa vaccine Covid-19 và các thuốc điều trị huyết áp thấp. Bởi vậy, trước và sau khi tiêm chủng, người bệnh nên duy trì sử dụng các thuốc này bình thường.   

Tuy nhiên, nếu chuẩn bị tiêm vaccine Covid-19, người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sỹ về tất cả thuốc đang dùng, đặc biệt là thuốc nhóm corticoid, thuốc chống đông máu, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống dị ứng…

Ngoài ra, nếu đang dùng các sản phẩm hỗ trợ trị huyết áp thấp từ thảo dược, chẳng hạn như Hồng Mạch Khang thì nên tiếp tục duy trì đều đặn để ổn định chỉ số huyết áp, điều này sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến hiệu quả và tính an toàn của vaccine Covid-19. 

Xem thêm:

Hồng Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược dành cho người bệnh huyết áp thấp

Nếu bạn đang lo lắng không biết người bệnh huyết áp thấp có cần phải ngừng sử dụng thuốc tây hay Hồng Mạch Khang trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19 hay không? Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài điện thoại/zalo: 0988.946.068 để được tư vấn giải đáp.

Trường hợp huyết áp thấp nào cần thận trọng khi tiêm vaccine Covid-19?

Mặc dù huyết áp thấp không phải là đối tượng chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19, nhưng nếu thuộc một trong 2 nhóm đối tượng theo khuyến cáo của Bộ Y tế dưới đây thì cần phải thận trọng hoặc trì hoãn tiêm chủng:

Đối tượng trì hoãn tiêm chủng

Đối tượng cần thận trọng khi tiêm chủng

– Tiền sử đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.

– Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

– Đang mắc bệnh cấp tính.

– Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác (thuốc, côn trùng, phấn hoa, thức ăn…)

– Người có bệnh nền, bệnh mạn tính.

– Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

– Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

– Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần tuổi.

– Người phát hiện thấy dấu hiệu sinh tồn bất thường:

    + Huyết áp tâm thu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế)

    + Nhiệt độ <35.5 độ C và >37.5 độ C.

    + Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.

    + Nhịp thở > 25 lần/phút.

Người bệnh huyết áp thấp cần lưu ý gì trước và sau tiêm vaccine Covid-19?

Trước khi tiêm vaccine Covid-19

– Ăn uống đầy đủ, đi ngủ sớm, giữ tinh thần thư giãn trước ngày tiêm chủng.

– Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết: Chứng minh nhân dân/căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, sổ khám bệnh, phiếu tiêm vaccine, đơn thuốc…

– Thực hiện khai báo y tế, tuân thủ thông điệp 5K tại điểm tiêm chủng.

– Chủ động khai báo tất cả những thông tin liên quan đến sức khỏe cá nhân như tiền sử dị ứng, các bệnh đã và điều trị, các thuốc đang sử dụng, mang thai/đang cho con bú…

– Thực hiện nghiêm chỉnh kiểm tra huyết áp, mạch, thân nhiệt theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.  

Người bệnh huyết áp thấp cần kiểm tra kỹ huyết áp trước khi tiêm vaccine Covid-19

Người bệnh huyết áp thấp cần kiểm tra kỹ huyết áp trước khi tiêm vaccine Covid-19

Sau khi tiêm vaccine Covid-19

Nên ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm vaccine Covid-19 để cán bộ y tế theo dõi, kịp thời phát hiện và xử lý nhanh nếu gặp phản ứng bất thường sau tiêm. Khi về nhà, người bệnh nên chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần.  

Một số phản ứng thông thường có thể gặp sau tiêm vaccine Covid-19 gồm:

– Đau, nóng, đỏ, sưng, ngứa, khó chịu tại chỗ tiêm.

– Sốt nhẹ hoặc ớn lạnh.

– Mệt mỏi.

– Đau cơ, đau khớp.

– Buồn nôn.

– Đau đầu.

Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã bắt đầu sản sinh kháng thể chống virus, để giảm nhẹ các triệu chứng này nên nghỉ ngơi, tránh vận động hoặc làm việc nặng; ăn uống điều độ; uống nhiều nước; dùng thuốc hạ sốt nếu sốt trên 38 độ và đắp khăn mát, sạch, ẩm lên vết tiêm.    

Nếu xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng như tê môi/ lưỡi; ngứa; phát ban; khó thở, thở dốc; sưng họng; xuất huyết hoặc bầm tím dưới da; đau đầu, đau bụng dữ dội… thì cần báo ngay cho cán bộ y tế.

Người bệnh huyết áp thấp hoàn toàn có thể tiêm được vaccine Covid-19, nhưng để đảm bảo an toàn cho bản thân, hãy cung cấp đầy đủ các thông tin y tế cho bác sỹ, thực hiện nghiêm chỉnh quy định phòng dịch và chủ động theo dõi sức khỏe tại nhà sau khi tiêm vaccine.

Xem thêm:

Phản ứng thường gặp sau tiêm vaccine Covid-19 và cách xử lý

10 lưu ý chăm sóc sức khỏe cho người bệnh huyết áp thấp trong mùa dịch Covid-19

Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo:

https://ncov.moh.gov.vn/

BẢNG GIÁ

Hồng Mạch Khang hộp 30 viên

Siêu khuyến mại – Mua 3 tặng 1

(Áp dụng lũy kế 6+2, 9+3…)

– Từ 3 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 3 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận