Hồng Mạch Khang hộp 30 viên
Siêu khuyến mại – Mua 3 tặng 1
(Áp dụng lũy kế 6+2, 9+3…)
– Từ 3 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp
– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp
– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp
Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 3 hộp)
Nếu thường xuyên bị chóng mặt mỗi khi đứng lên dù chỉ thoáng qua trong một vài giây rồi biến mất, hãy cẩn trọng vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng sức khỏe không bình thường, đặc biệt là khi bạn có tiền sử huyết áp thấp hoặc bị mất nước lâu ngày thì thời gian bị chóng mặt, choáng váng còn có thể kéo dài hơn. Tại sao lại như vậy? Liệu nó có liên quan đến hệ thống phức tạp của các mạch máu bên trong cơ thể không? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau để lựa chọn cho mình một phương pháp làm giảm triệu chứng chóng mặt một cách hiệu quả.
Cảm giác choáng váng, chóng mặt khi đứng lên còn được gọi với thuật ngữ y khoa là “hạ huyết áp tư thế đứng”. Nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng này đơn giản là do khi bạn đứng lên dưới sự tác động của trọng lực sẽ khiến máu từ phần trên của cơ thể dồn xuống bụng và chi dưới, đồng thời máu ở các tĩnh mạch phía trên cao cũng trở về tim nhanh hơn, gây thiếu máu nhất thời ở nhiều vùng của não bộ và biểu hiện bằng các cơn chóng mặt. Tình trạng này sẽ kéo dài trong một thời gian nhất định cho đến khi các recepter cảm nhận huyết áp ở trong động mạch cảnh và động mạch chủ được báo động và truyền tín hiệu đến não kích thích tăng co bóp cơ tim để bơm máu nhanh hơn, đồng thời cũng sẽ kích thích co mạch ở chân và bụng để tăng lưu lượng máu lên não.
Ở người bình thường, quá trình tự cân bằng và điều chỉnh huyết áp sẽ diễn ra một cách nhanh chóng chỉ trong một vài giây, nhưng với một số trường hợp đặc biệt thì quá trình này lại diễn ra tương đối chậm chạp với những triệu chứng trên lâm sàng như chóng mặt, choáng váng, nhìn mờ, thị lực bị suy giảm, đôi khi bạn sẽ có cảm giác buồn nôn hoặc té ngã, ngất xỉu nếu huyết áp hạ quá đột ngột.
Khi xuất hiện dấu hiệu chóng mặt, choáng váng kéo dài do hạ huyết áp tư thế đứng, bạn chớ vội lo lắng vì giờ đây đã có TPBVSK Hồng Mạch Khang giúp bổ máu và tăng cường lưu thông máu lên não, cải thiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đây chính là giải pháp an toàn và hiệu quả dành cho người huyết áp thấp. Hãy liên hệ cho chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0988.946.068 để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.
Hạ huyết áp tư thế đứng là nguyên nhân chính khiến bạn cảm thấy chóng mặt khi đứng lên và có thể bạn cũng tự hỏi rằng “Tụt huyết áp có phụ thuộc vào những yếu tố nguy cơ nào hay không?”.
Chóng mặt khi thay đổi tư thế luôn khiến bạn mệt mỏi
Thực tế là chúng ta hoàn toàn có thể lý giải được tình trạng này qua những yếu tố tác động như sau:
– Thiếu máu: Nếu khối lượng máu trong cơ thể của bạn thấp do bị mất nước kéo dài hoặc mất máu cấp tính do chấn thương, não sẽ không đủ máu để điều khiển hoạt động khi bạn đứng lên và bạn sẽ có cảm giác chóng mặt. Trong trường hợp này, bạn có thể uống bù nước và bổ sung sắt để thúc đẩy cơ thể sản sinh đủ lượng máu cần thiết.
– Chất lượng máu kém: Mặc dù cơ thể có đủ thể tích máu nhưng chất lượng hồng cầu kém sẽ đồng nghĩa với việc giảm khả năng vận chuyển oxy, dinh dưỡng tới não và có thể gây hạ huyết áp bất cứ lúc nào. Bổ sung dưỡng chất qua chế độ ăn hợp lý kết hợp với việc tăng cường chức năng tiêu hóa sẽ giúp cơ thể bạn hấp thu đầy đủ dinh dưỡng làm tăng chất lượng máu.
– Thiếu máu do thiếu vitamin B12: Thiếu B12 khi đường tiêu hóa không có khả năng hấp thu, điều này sẽ làm giảm lượng oxy lên não, đặc biệt là khi bạn đứng lên hay thay đổi tư thế đột ngột.
– Mắc một số bệnh mạn tính như bệnh Addison, suy giảm chức năng hoặc u tuyến thượng thận, bệnh tiểu đường, Parkison hay rối loạn hệ thần kinh tiền đình ốc tai cũng có thể gây choáng váng, chóng mặt khi đứng.
– Thuốc gây hạ huyết áp: Hạ huyết áp thế đứngcó thể là kết quả của việc sử dụng một số thuốc như chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế men monoamine oxidase (ức chế MAOIs), thuốc chẹn alpha,….
Thay vì lo lắng về tình trạng bị chóng mặt mỗi khi đứng lên, bạn hãy lựa chọn cho mình những phương pháp an toàn, hiệu quả để khắc phục và ngăn ngừa nguy cơ tụt huyết áp tư thế qua một vài gợi ý sau đây:
– Tăng thêm lượng muối và nước trong chế độ ăn uống hàng ngày: Điều này đồng nghĩa với việc giữ nước trong lòng động mạch làm tăng thể tích máu hoặc có thể tác động đến thận làm tăng huyết áp một cách tự nhiên.
– Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ: Khi bạn ăn quá no trong một bữa, máu sẽ dồn về dạ dày nhiều hơn các cơ quan khác trong cơ thể để tiêu hóa thức ăn, do đó não sẽ bị thiếu oxy và làm tăng nguy cơ bị hạ huyết áp khi đứng lên. Hãy thử chia thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa với lượng thức ăn lớn để tránh tình trạng thiếu máu não khiến bạn bị chóng mặt sau ăn.
– Dùng tất/vớ nén y khoa: Tất/vớ nén y khoa sẽ hạn chế tích tụ máu ở vùng bụng và chân, giúp máu phân bố đều hơn ở các vùng khác của cơ thể, do vậy sẽ giảm tình trạng huyết áp thấp và chóng mặt khi đứng lên
Dùng tất bó y khoa giảm chóng mặt do huyết áp thấp
– Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục 30-60 phút mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức bền của thành mạch, giúp máu lưu thông lên não được tốt hơn và nâng cao khả năng điều hòa huyết áp, cải thiện tình trạng chóng mặt khi đứng lên.
– Đứng lên từ từ và không cúi đầu để nhặt những thứ dưới sàn nhà: Khi bạn cúi đầu rồi ngẩng lên đột ngột sẽ khiến máu từ não nhanh chóng chuyển xuống phần dưới của cơ thể và gây tụt huyết áp. Thay vào đó, bạn nên ngồi xổm khi nhặt đồ vật và đứng lên từ từ, việc này sẽ giúp ổn định lưu lượng máu tuần hoàn trong tĩnh mạch và giảm nguy cơ bị chóng mặt.
– Sử dụng những sản phẩm thảo dược giúp làm giảm tình trạng huyết áp thấp. Như phần trên có phân tích, nguyên nhân khiến huyết áp tụt thấp là do cơ thể bị thiếu máu, chất lượng máu kém,… do vậy muốn ổn định huyết áp thì cần cải thiện máu cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên chứa các thành phần như Đương Quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu,… có thể giúp bạn làm được điều đó bởi nó có thể tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh, giúp bổ máu, tăng tạo máu, đồng thời giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu lên não, nhờ vậy mà huyết áp được nâng cao và ổn định lâu dài, bạn sẽ không còn phải lo lắng, phiền muộn bởi những cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt rình rập mỗi ngày.
Chia sẻ kinh nghiệm trị huyết áp thấp hiệu quả
DS. Ngọc Hải
Nguồn tham khảo: http://www.med-health.net/
—————————————————————————————————-
Hồng Mạch Khang hộp 30 viên
Siêu khuyến mại – Mua 3 tặng 1
(Áp dụng lũy kế 6+2, 9+3…)
– Từ 3 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp
– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp
– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp
Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 3 hộp)
Cho em hỏi !! Là em tập thể lực !! Em tập chậm thì không sao :)) mà tập nhanh như bậc cóc nhanh 20 cái thì khi đứng lên em bị hoa mắt, chóng mặt !! Có cách nào để khắc phục không ạ 🙂
Chào bạn Nguyễn Văn Triệu,
Khi hoạt động thị lực mạnh sẽ khiến tim phải tăng cường bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể. Nếu cường độ vận động vượt quá mức đáp ứng của tim sẽ khiến máu đến các cơ quan, đặc biệt là não bộ bị thiếu hụt, đây là nguyên nhân gây biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu ở một số người. Tình trạng này kéo dài sẽ không tốt cho sức khỏe, do vậy, bạn cần điều chỉnh lại chế độ luyện tập sao cho phù hợp hơn với bản thân.
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0988946068 để được tư vấn chi tiết.
Chúc bạn sức khỏe!
Mỗi khi em đi lấy máu xét nghiệm, hoặc đi tiêm, đứt tay khi làm bếp, thì hay bị hoa mắt, chóng mặt, ra mồ hôi nhiều. Nhiều lúc thay đổi hoạt động đột ngột thì tim hay đập nhanh, cảm giác hồi hộp. Em đã đi khám và bác sĩ kết luận là rối loạn hệ thần kinh thực vật. Mong bác sĩ tư vấn thêm cho em cách phòng và điều trị. Em xin cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn,
Tình trạng hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi của bạn có thể do thần phế vị gây ra gọi là cường giây thần kinh phế vị. Lúc đó do hệ thần kinh phế vị tăng hoạt động quá mức làm giảm nhịp tim, giảm lượng máu lên não dẫn đến choáng váng, tim đập nhanh, vã mồ hôi. Choáng, ngất do thần kinh phế vị thường không gây hại và không cần điều trị.
Để giảm tình trạng này, bạn cần tập luyện, kiểm soát cảm xúc của mình. Tránh các yếu tố gây kích động tinh thần. Bạn nên nằm nghỉ thi thấy các xuất hiện các yếu tố tác động này. Trường hợp mồ hôi ra quá nhiều, bạn có thể sử dụng Tpcn Hòa Hãn Linh để ổn định hoạt động của hệ thần kinh thực vật, từ đó làm giảm mồ hôi, giảm hồi hộp, lo âu do chứng bệnh này gây ra.
Thân mến!
Em bị tim đập nhanh, chân, tay run rẩy, mồ hôi nhiều,da lạnh, hoa mắt từ đầu năm đến giờ em bị 2 lần xin hỏi bác sĩ có phải em bị bệnh huyết áp thấp không? Kính mong bác sĩ tư vấn giúp cách phòng và điều trị. Xin cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn,
Những triệu chứng bạn đang gặp phải có thể là dấu hiệu của chứng bệnh huyết áp thấp, rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật, tụt đường huyết… Để biết chính xác mình bị bệnh gì, tốt nhất bạn nên đi khám tại bệnh viện tuyến tỉnh, Trung ương để được đo huyết áp và làm một số xét nghiệm cần thiết, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Sau khi đi khám, nếu bạn bị huyết áp thấp, bên cạnh các thuốc điều trị, bạn có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ có chứa các vị thuốc quý như Đương quy (phần rễ chính là Quy đầu). Ngoài tác dụng bổ máu, tăng tạo máu, cải thiện chất lượng hồng cầu ở những người bị thiếu máu, hoạt chất sinh học từ Quy đầu còn tác dụng tương tự estrogen, progesterol nhẹ, tác động vào trung tâm điều chỉnh huyết áp của cơ thể tại tuyến thượng thận. Để thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng, thay vì việc sắc thuốc uống hàng ngày, hiện nay thảo dược này đã được kết hợp với nhiều dược liệu quý khác như Xuyên tiêu, Ích trí nhân trong Tpcn Hồng Mạch Khang giúp hỗ trợ điều trị và giảm triệu chứng của huyết áp thấp như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… hiệu quả. Bạn có thể tham khảo sử dụng với liều 4 viên/ngày theo liệu trình 3- 6 tháng để cải thiện sức khỏe của mình.
Thân mến!
E bị té xe đầu đập xuống đất đc 1 tháng rồi nhưng cứ bị mờ mắt chóng mặt ko như người bình thường vậy là bị bệnh gì bác sĩ
Chào bạn,
Bạn bị té ngã đập đầu xuống đấy hiện tại bị mờ mắt, chóng mặt có thể bạn bị chấn động não sau chấn thương. Với tình trạng của bạn, bạn nên nghỉ ngơi và theo dõi thêm, nếu xuất hiện thêm các triệu chứng như nôn, buồn nôn, vận động yếu hay suy giảm trí nhớ, co giật… thì bạn nên đến chuyên khoa thần kinh để thăm khám trực tiếp kết hợp chẩn đoán hình ảnh để tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời.
Chúc bạn sức khỏe!