Suy nhược cơ thể có nên truyền nước? – Giải đáp từ chuyên gia

Hiện nay có rất nhiều người bệnh cho rằng suy nhược cơ thể, mệt mỏi thì chỉ cần truyền nước là khỏe lại, tác dụng nhanh gấp nhiều lần so với việc nghỉ ngơi, bồi bổ bằng chế độ ăn uống. Tuy nhiên lạm dụng truyền nước cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Vậy suy nhược cơ thể có nên truyền nước hay không? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Truyền nước là phương pháp như thế nào?

Truyền nước là phương pháp tiêm truyền nhỏ giọt các dung dịch vào thẳng tĩnh mạch giúp trị bệnh và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Hiện nay có 3 nhóm chất chính thường được sử dụng:

– Nước, điện giải (lactate ringer, natri clorua 0.9%…): Dùng khi cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải do tiêu chảy, nôn ói, ngộ độc thực phẩm…

– Chất dinh dưỡng (Glucoza, dextrose, chất đạm, chất béo…): Được sử dụng trong trường hợp suy nhược cơ thể, chán ăn, suy dinh dưỡng, không ăn được bằng miệng, không tiêu hóa được thức ăn, sau phẫu thuật…

– Nhóm đặc biệt (albumin, dextran, gelofusin…): Bù nhanh các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khi bị sốc giảm thể tích máu, phụ trợ trong lọc thận nhân tạo…

Suy nhược cơ thể có nên truyền nước – Các loại dịch truyền phổ biến hiện nay

Có nhiều loại dịch truyền khác nhau: NaCl2 0.9%, lactate ringer,…

Suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?

Sở dĩ khi bị suy nhược cơ thể, nhiều người lựa chọn phương pháp truyền nước là bởi phương pháp này có tác dụng cân bằng chất điện giải, khắc phục tình trạng mất nước và bổ sung các chất dinh dưỡng trực tiếp cho cơ thể giúp họ nhanh chóng giảm bớt sự mệt mỏi, cảm thấy khỏe hơn.

Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời, không thể sử dụng lâu dài, bởi ngay sau khi ngưng truyền dịch, người bệnh vẫn có thể bị suy nhược trở lại, đồng thời việc lạm dụng truyền nước cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người bệnh chẳng hạn như:

– Sốc phản vệ gây tử vong: Người bệnh thường cảm thấy rét run, sốt cao, tụt huyết áp, khó thở,… Nếu không sớm được can thiệp kịp thời, tử vong là điều có thể xảy ra.

– Tổn thương các cơ quan: Truyền dịch quá liều có thể gây rối loạn chức năng điện giải, rối loạn chuyển hóa, gây phù tim, viêm tĩnh mạch, phù toàn thân…

– Viêm, nhiễm vi khuẩn: Kim truyền bị nhiễm khuẩn, chai dịch bị rò rỉ… có thể gây viêm tại chỗ truyền, nhiễm khuẩn toàn thân, thậm chí là nhiễm khuẩn huyết.  

Do đó, lời khuyên cho những người bệnh thắc mắc rằng “suy nhược cơ thể có nên truyền nước hay không?” là bạn phải thật sự tỉnh táo, cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định truyền dịch. Tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà mà không có sự giám sát của nhân viên y tế.

Suy nhược cơ thể có nên truyền nước không? – Cần thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng!

Suy nhược cơ thể có nên truyền nước không? – Cần thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng!

Nên làm gì khi bị suy nhược cơ thể?

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia giúp bạn cải thiện hiệu quả tình trạng suy nhược cơ thể:

– Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhất là những thực phẩm bổ máu như: Thịt bò, bí đỏ, trứng, cá, đậu tương, gan động vật, thịt lườn gà, hải sản, nước ép củ cải đường,…

– Chia nhỏ các bữa ăn, nấu kỹ thức ăn nhằm tăng khả năng hấp thu của cơ thể.

– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức quá khuya, hạn chế căng thẳng mệt mỏi quá mức.

– Thường xuyên tập thể dục, thể thao với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga, ngồi thiền,… nhằm giúp tăng cường tuần hoàn máu và thư giãn tinh thần.

– Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường, chất phụ gia bảo quản, thực phẩm chế biến sẵn.

– Ngừng hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê và nước ngọt có gas.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng, người bệnh suy nhược cơ thể nên sử dụng sản phẩm từ bộ ba thảo dược Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu, chẳng hạn như viên uống Hồng Mạch Khang.

Bởi những thảo dược này có khả năng kích thích tủy xương tăng sinh tạo máu, hoạt huyết tăng cường tuần hoàn giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ,… Đồng thời, hỗ trợ tăng cường chức năng của tim, thận, hệ tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn. Do vậy, Hồng Mạch Khang chính là giải pháp tối ưu, hiệu quả giúp người bệnh suy nhược cơ thể nhanh chóng khôi phục sức khỏe để trở lại cuộc sống thường ngày.

Có thể bạn quan tâm:

Lợi ích của Hồng Mạch Khang với người bệnh suy nhược cơ thể

Các phương pháp điều trị suy nhược cơ thể hiệu quả

Đọc đến đây chắc hẳn các bạn độc giả đã có thể tự tìm lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi “Suy nhược cơ thể có nên truyền nước hay không?”, từ đó lựa chọn cho chính mình và người thân những phương pháp phòng và trị bệnh hiệu quả. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo theo số 0988.946.068, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

DS. Cao Thủy

Nguồn tham khảo:

https://www.everydayhealth.com/chronic-fatigue-syndrome/tips-to-prevent-chronic-fatigue-syndrome-relapse.aspx

BẢNG GIÁ

Hồng Mạch Khang hộp 30 viên

Siêu khuyến mại – Mua 3 tặng 1

(Áp dụng lũy kế 6+2, 9+3…)

– Từ 3 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 3 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận