Thiếu máu nhược sắc – Thông tin bệnh đầy đủ từ A đến Z

Thiếu máu nhược sắc là căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết cơ bản về bệnh, đây cũng chính là yếu tố làm hạn chế hiệu quả điều trị và phòng ngừa. Do vậy, ngay từ giờ hãy trang bị cho bản thân những thông tin bệnh cần thiết nhất trong bài viết dưới đây.

Thiếu máu nhược sắc là bệnh gì?

Thiếu máu nhược sắc là tình trạng các tế bào hồng cầu có màu nhạt hơn so với bình thường do lượng huyết sắc tố hemoglobin (protein vận chuyển oxy trong hồng cầu) giảm thấp.

Bệnh được chẩn đoán dựa trên 2 chỉ số xét nghiệm máu là MCHC (nồng độ huyết sắc tố trung bình trong một thể tích máu) < 280 g/l và MCH (lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu) < 27 pg.

Chẩn đoán thiếu máu nhược sắc bằng xét nghiệm máu

Chẩn đoán thiếu máu nhược sắc bằng xét nghiệm máu

Triệu chứng của thiếu máu nhược sắc

Thiếu máu nhược sắc mức độ nhẹ có thể không gây ra bất kỳ biểu hiện nào, các triệu chứng thường xuất hiện khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn, cụ thể:

– Cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng.

– Đau tức ngực, khó thở, tim đập nhanh.

– Chóng mặt, choáng váng, đau đầu, khó tập trung.

– Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, chân tay lạnh.

– Sưng đau lưỡi, miệng hay bị viêm, môi khô nứt nẻ.

– Tóc khô, móng tay giòn, dễ gãy.

– Rối loạn tiêu hóa, hay đầy bụng, chậm tiêu, ăn không ngon, thèm ăn bất thường đối với nước đá, bụi bẩn, tinh bột…

– Trẻ em thiếu cân, chậm phát triển chiều cao hơn so với bình thường.

Bạn hay người thân đang mắc phải chứng thiếu máu nhược sắc mà chưa tìm được cách khắc phục hiệu quả, hãy liên hệ ngay qua điện thoại hoặc zalo số 0988.946.068 để được tư vấn về giải pháp phòng ngừa và điều trị bệnh.


Nguyên nhân gây thiếu máu nhược sắc

Thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt chiếm đến 90% trường hợp thiếu máu nhược sắc. Sắt là nguyên tố tham gia hình thành huyết sắc tố, khi cơ thể không được cung cấp đủ sắt sẽ không thể tạo nên các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Nguyên nhân gây thiếu sắt bao gồm:

– Mất máu do chu kỳ kinh nguyệt, viêm loét dạ dày – tá tràng, ung thư, chấn thương, phẫu thuật, suy thận…

– Bệnh lý đường tiêu hóa như bệnh Celiac, viêm ruột, nhiễm khuẩn HP, cắt bỏ ruột non làm giảm hấp thu sắt.

– Nhu cầu sắt tăng cao ở phụ nữ mang thai, trẻ em tuổi dậy thì

– Ăn uống kém, không đảm bảo đủ dinh dưỡng.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị thiếu máu nhược sắc

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị thiếu máu nhược sắc

Nguyên nhân khác

– Bệnh thalassemia do bất thường di truyền bẩm sinh, làm phá hủy quá mức các tế bào hồng cầu dẫn đến thiếu máu nhược sắc.

– Suy tủy xương, tan máu, rối loạn hemoglobin do ngộ độc chì, ngộ độc isoniazide…

Biến chứng của thiếu máu nhược sắc

Thiếu máu nhược sắc nếu không điều trị tốt có thể gây ra các vấn đề sức khỏe sau:

– Giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

– Làm tăng gánh năng cho tim, khiến tim phải co bóp bơm máu nhiều hơn dẫn đến rối loạn nhịp tim, suy tim.

– Chậm tăng trưởng và phát triển ở trẻ em.

– Tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng khi mang thai.

Phương pháp điều trị và phòng ngừa thiếu máu nhược sắc

Điều trị thiếu máu nhược sắc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong đó bao gồm các biện pháp sau:

Bổ sung sắt

Hầu hết người bệnh cần bổ sung sắt đường uống để tăng nồng độ sắt và cải thiện khả năng tạo máu của cơ thể. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng sắt:

– Nếu có thể tốt nhất nên uống khi bụng đói, lúc dạ dày rỗng.

– Nên uống sắt cùng một ly nước cam hoặc vitamin C sẽ giúp hấp thu tốt hơn.

– Kết hợp bổ sung sắt dạng viên uống với sắt từ thực phẩm ăn hằng ngày.

– Trao đổi với bác sĩ nếu gặp phải các tác dụng phụ như nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, đau dạ dày, vị kim loại…

Đối với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể cân nhắc truyền sắt tĩnh mạch, truyền máu hoặc bổ sung hormon kích thích sinh hồng cầu tại tủy xương.

Uống sắt cùng nước cam sẽ giúp hấp thu tốt hơn

Uống sắt cùng nước cam sẽ giúp hấp thu tốt hơn

Dùng viên uống bổ máu từ thảo dược tự nhiên

Trong điều trị thiếu máu nhược sắc, bên cạnh bổ sung sắt, việc tăng cường quá trình tạo máu của cơ thể cũng rất quan trọng. Kết quả nghiên cứu tại Đại học Y Hàng Châu, Trung Quốc đã chứng minh, thảo dược Đương quy có tác dụng kích thích tủy xương tăng tạo máu, tăng lượng huyết sắc tố trong tế bào hồng cầu và cung cấp nguồn tiền chất đa dạng như sắt, vitamin B12, acid folic, nhờ vậy giúp cải thiện tốt chất lượng, số lượng máu.

Đặc biệt khi kết hợp Đương quy cùng những thảo dược có tác dụng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, làm ấm cơ thể và tăng cường tuần hoàn máu mạnh mẽ như Ích trí nhân, Xuyên tiêu sẽ tạo nên một giải pháp tối ưu nhất, giúp phòng ngừa và khắc phục hiệu quả tình trạng thiếu máu nhược sắc, giảm nhanh các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, da xanh xao, chân tay lạnh, hoa mắt, chóng mặt…  

Hiện nay, người bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể có thể tìm hiểu và lựa chọn sử dụng các sản phẩm chứa đầy đủ cả 3 loại thảo dược này, tiêu biểu như viên uống bổ máu Hồng Mạch Khang để sớm cải thiện sức khỏe của bản thân.

Xem thêm: Hồng Mạch Khang và những lợi ích tích cực cho người bị thiếu máu

Điều chỉnh lối sống khoa học

– Tăng cường thực phẩm giàu sắt, tốt cho tạo máu như thịt bò, rau lá xanh đậm, trứng gà, gan động vật, cá biển, bí đỏ, đậu nành, nho khô,…

– Bổ sung thêm vitamin C từ các loại rau củ quả như cam, bưởi, kiwi, dưa hấu, bắp cải, ớt chuông… giúp tăng hấp thu sắt tại ruột.

– Hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê, trà xanh; thực phẩm chứa nhiều gluten (lúa mì, mì ống, lúa mạch…), sữa và các chế phẩm từ sữa vì làm giảm hấp thu sắt.

– Uống đủ nước tối thiểu 8  – 10 cốc/ngày (tương đương 1.5 – 2 lít).

– Sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, căng thẳng tinh thần và tăng cường tập luyện thể dục thể thao để cải thiện tuần hoàn máu.

Thiếu máu nhược sắc thường tiến triển âm thầm, các triệu chứng bệnh không biểu hiện quá rầm rộ nên rất nhiều người không phát hiện sớm bệnh, khiến sức khỏe cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Do vậy, ngay từ giờ hãy chủ động phòng ngừa bệnh bằng một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh.

Xem thêm: Thiếu máu nên ăn gì, kiêng gì? – Hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia

DS. Hà Anh

Nguồn tham khảo:

https://en.wikipedia.org/wiki/Hypochromic_anemia

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/iron-deficiency-anemia/symptoms-causes/syc-20355034


BẢNG GIÁ

Hồng Mạch Khang hộp 30 viên

Siêu khuyến mại – Mua 3 tặng 1

(Áp dụng lũy kế 6+2, 9+3…)

– Từ 3 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 3 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận