Tuột huyết áp (tụt huyết áp) – Những điều bạn cần biết!

Tuột huyết áp là cách gọi khác của tụt huyết áp, xảy ra khi chỉ số huyết áp giảm xuống dưới mức bình thường và làm xuất hiện một loạt các triệu chứng của bệnh. Tuột huyết áp nhẹ thường chỉ gây choáng váng trong phút chốc, nhưng lơ là không chịu điều trị sớm sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhiều trường hợp còn đe dọa tính mạng.

Dấu hiệu nhận biết tuột huyết áp

Dấu hiệu cơn tuột huyết áp ở mỗi người thường có đôi chút khác nhau, nhưng đa phần sẽ có các triệu chứng chung như:

– Hoa mắt chóng mặt

– Choáng váng, đầu óc quay cuồng, thậm chí ngất lịm đi

– Mắt nhìn không rõ mọi vật rồi dần dần tối sầm lại

– Buồn nôn, nôn mửa

– Mệt mỏi trong một thời gian dài, nhiều người phải nằm nghỉ ngơi cả ngày nhưng không giảm bớt

– Kém tập trung, nhất là với những hoạt động trí óc như học tập, làm việc

Ngoài ra, một số trường hợp còn gặp tình trạng sốc khi tuột huyết áp quá mức với các biểu hiện như:

– Lú lẫn, hay nhầm lẫn, đặc biệt rõ ở người cao tuổi

– Luôn cảm thấy lạnh, da tái nhợt nhưng lại đổ rất nhiều mồ hôi

– Nhịp thở nông

– Mạch đập yếu và nhanh

Khi nhận thấy mình có dấu hiệu sốc, bạn nên đến ngay bệnh viện để bác sĩ xử lý sớm. Vì sốc là tình trạng rất khẩn cấp về y tế, không cấp cứu kịp có thể nhanh chóng dẫn tới tử vong.

Khi thường xuyên gặp phải các triệu chứng tuột huyết áp, hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0988.946.068 để được tư vấn về giải pháp giúp trị bệnh hiệu quả, nâng huyết áp ổn định.

Hotline 0988946068

Nguyên nhân của tuột huyết áp là gì?

Có nhiều yếu tố có thể gây tuột huyết áp, bao gồm:

– Mang thai: do nhu cầu tuần hoàn của phụ nữ tăng gấp đôi bình thường, tuy nhiên, tình trạng tuột huyết áp sẽ hết sau khi sinh.

– Thiếu dinh dưỡng trong thời gian dài như vitamin B12 hoặc acid folic, sắt…

– Bệnh về tim như nhịp tim chậm, bệnh van tim, thiếu máu cơ tim hay suy tim

– Rối loạn nội tiết: Bệnh tuyến giáp, thiếu máu tuyến thượng thận, tiểu đường

– Mất nước: do nôn ói, tiêu chảy nặng, sốt cao, quá liều thuốc lợi tiểu, tập luyện quá sức.

– Mất máu: do chấn thương, phẫu thuật, chảy máu kinh nguyệt kéo dài…

– Nhiễm trùng huyết: có thể dẫn tới tuột huyết áp nặng gây tử vong, gọi là sốc nhiễm khuẩn.

– Sốc phản vệ: do ngộ độc thực phẩm, thuốc, nọc độc côn trùng có thể gây tuột huyết áp nặng và các vấn đề về tuần hoàn, hô hấp khác.

– Tác dụng quá mức của một số loại thuốc: trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, Parkinson, trầm cảm, rối loạn cương dương…

Sử dụng một số loại thuốc có thể gây tuột huyết áp

Sử dụng một số loại thuốc có thể gây tuột huyết áp

Có bao nhiêu loại tuột huyết áp?

Tuột huyết áp có thể được phân thành 4 loại sau:

– Tuột huyết áp tư thế: Đây là sự giảm đột ngột huyết áp khi thay đổi vị trí, chẳng hạn như đang nằm, ngồi chuyển sang đứng dậy, gây hiện tượng chóng mặt, giảm thị lực, ngất xỉu.

– Tuột huyết áp sau khi ăn: thường gặp ở người lớn tuổi, mắc bệnh Parkinson, tiểu đường do hệ thần kinh tự trị hoạt động kém, sự phối hợp giữa các cơ quan không được nhanh nhạy và hay bị tuột huyết áp.

Tuột huyết áp qua trung gian thần kinh: xảy ra sau khi đứng lâu trong một tư thế nhất định, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em và người trưởng thành trẻ tuổi.

– Tuột huyết áp do tổn thương hệ thống thần kinh (hội chứng Shy – Drager): là rối loạn rất hiếm gặp ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự trị điều khiển các chức năng không tự chủ như nhịp tim, huyết áp, hô hấp, tiêu hóa.

Tuột huyết áp nguy hiểm như thế nào?

Tuột huyết áp ở mức độ nhẹ gây chóng mặt, mệt mỏi, ngã ngất, dễ dẫn đến thương tích do té ngã bất ngờ, nhất là ở người tuổi cao. Kéo dài sẽ dẫn tới trí nhớ giảm, ảnh hưởng tới công việc hoặc học tập.

Tuột huyết áp nặng dễ gây tổn thương các cơ quan, nhất là não, tim, thận do những cơ quan này bị thiếu oxy trong thời gian dài, cụ thể là suy tim, suy thận, nhũn não, đột quỵ, teo não…

Nếu để lâu ngày tuột huyết áp có thể gây tổn thương não

Nếu để lâu ngày tuột huyết áp có thể gây tổn thương não

Cách chẩn đoán tuột huyết áp

Để biết một người có bị tuột huyết áp không, chỉ cần căn cứ vào triệu chứng và đo huyết áp ở nhiều thời điểm, tư thế khác nhau. Bên cạnh đó, cần tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn phía sau để điều trị triệt để. Bác sĩ có thể cho bạn thực hiện các xét nghiệm sau:

– Xét nghiệm máu

– Điện tâm đồ

– Siêu âm tim

– Bài test căng thẳng

– Thử nghiệm bảng nghiêng

Xử trí như thế nào khi bị tuột huyết áp?

– Nằm xuống nghỉ ngơi, nâng cao chân hơn so với tim và đầu, nếu không tiện có thể ngồi nghỉ tại chỗ.

– Uống 250 – 300ml nước. Bạn có thể uống nước thêm một chút muối, cà phê, nước sâm, nước lọc.

– Từ từ đứng đậy và quay về với công việc hiện tại nếu thấy khỏe lại.

Điều trị tuột huyết áp

Các phương pháp điều trị tuột huyết áp đang được áp dụng phổ biến là:

Điều trị bệnh căn nguyên

Tuột huyết áp sẽ được chữa khỏi nếu xác định được nguyên nhân và điều trị dứt điểm được bệnh; chẳng hạn bị suy tim cần uống thuốc trợ tim, thiếu máu cần bổ sung sắt…

Sử dụng sản phẩm trị tuột huyết áp Hồng Mạch Khang

Hiện nay, điều trị tuột huyết áp bằng viên uống thảo dược chuyên biệt chứa Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu như Hồng Mạch Khang đang là giải pháp được rất nhiều người bệnh tin dùng và được các chuyên gia Tim mạch đánh giá cao.

Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy, những thảo dược này mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tuột huyết áp nhờ khả năng điều chỉnh hệ thần kinh thể dịch – hệ thần kinh kiểm soát huyết áp, tăng tạo hồng cầu từ tủy xương, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả; nhờ đó giúp nâng huyết áp tự nhiên, bền vững và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm từ tuột huyết áp.

Nghiên cứu lâm sàng tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng đã chứng minh tác dụng của Hồng Mạch Khang trên người bệnh huyết áp thấp. Kết quả cho thấy:

96.7% người bệnh đã nâng huyết áp ổn định chỉ sau 60 ngày sử dụng Hồng Mạch Khang; tình trạng mệt mỏi, đau đầu, choáng váng, mất ngủ… thuyên giảm rõ rệt.

Chia sẻ của cô giáo Lê Thu Thảo (phường Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội – 0968.469.684), người từng bị tuột huyết áp thường xuyên đã áp dụng giải pháp này thành công sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của Hồng Mạch Khang. Mời bạn lắng nghe qua video dưới đây:

Cô Thảo chia sẻ kinh nghiệm trị tuột huyết áp hiệu quả 

Xem thêm:

Tổng hợp kinh nghiệm hay giúp điều trị huyết áp thấp hiệu quả

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Hồng Mạch Khang trong điều trị huyết áp thấp

Thay đổi lối sống

– Thêm lượng nhỏ muối vào bữa ăn để tăng giữ nước, tăng tuần hoàn.

– Chia nhỏ bữa ăn, ăn ít tinh bột, thay bằng ngũ cốc nguyên hạt. Tăng cường các thực phẩm chứa nhiều folat, vitamin B12, sắt như cá, thịt trắng, bí đỏ, đậu nành, trái cây, rau xanh đậm, nội tạng động vật…

– Cố gắng uống nhiều nước mỗi ngày, hạn chế rượu bia.

– Mang vớ nén – loại vớ đàn hồi tốt, ôm sát chân, hạn chế máu dồn về chân quá nhiều.

– Không ngồi vắt chéo chân.

– Không tắm nước quá nóng.

– Ngủ đủ giấc.

– Tham gia các bài tập thư giãn đầu óc, chẳng hạn như ngồi thiền, tập yoga, hít thở 15 – 20 phút mỗi ngày.

Tuột huyết áp là hiện tượng phổ biến, tuy nhiên nhiều người chủ quan khi thấy triệu chứng chỉ thoáng qua nên dễ gặp phải những hậu quả đáng tiếc về sau. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ mình gặp phải bệnh này, nên sớm thăm khám, kiểm tra sức khỏe và thay đổi lối sống cũng như sử dụng sản phẩm hỗ trợ để sớm cải thiện bệnh triệt để.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

 

BẢNG GIÁ

Hồng Mạch Khang hộp 30 viên

Siêu khuyến mại – Mua 3 tặng 1

(Áp dụng lũy kế 6+2, 9+3…)

– Từ 3 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 3 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      4 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Lê Tâm
      Lê Tâm
      1 Năm Trước

      Tụt huyết áp và hoa mắt chóng mặt , hay xỉu thì dùng như nào ah

      Đặng Hữu Tánh
      Đặng Hữu Tánh
      6 Năm Trước

      Vừa rồi tôi bị mõi tay, mõi chân mệt chóng mặt, nói chuyện giọng run run như bị hụt hơi . Tôi đi khám ở bệnh viện 115 TP Hồ Chí Minh . Chuẩn đoán cho tôi là: “nghẽn mạch máu não thoáng qua, cao huyết áp”
      – Cho tôi citi đầu
      – Xét nghiệm máu.
      – Siêu âm tim.
      Xuất viện bác sĩ dặn tôi nên uống nhiều nước,
      Huyết áp của tôi trong thời gian nằm viện là : ngày đầu là 12/70; 12/80; ngày hôm sau 10/6;10/6;10/6
      Hiện bây giờ tôi về tôi đo cũng 10/6 là lúc tôi thấy nhức đầu, hoa mắt. chóng mặt , khi tôi uống 1 ly ca phê thì tôi thấy đỡ chóng mặt và đo huyết áp thì 12/80
      * Vậy Nhờ Bác sĩ tư vấn giúp tôi xem tôi bị tuột hay bị cao huyết áp
      Xin trân trong cám ơn.