Huyết áp thấp có được hiến máu không?

Nguyễn Đình Vũ: Cháu chào bác sĩ. Vừa rồi trường cháu có tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo. Cháu có đăng ký tham gia nhưng bị từ chối do cháu bị huyết áp thấp (cân nặng của cháu là 51kg). Vậy bác sĩ cho cháu hỏi tại sao bị huyết áp thấp thì không được hiến máu ạ? Cháu xin cảm ơn bác sĩ.
5/5 - (6 bình chọn)

Chào bạn,

Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp và mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện hiến máu, nhất là với những người có cơ địa huyết áp thấp, thiếu máu.

Vì sao người huyết áp thấp không nên đi hiến máu?

Huyết áp thấp được chia làm 2 loại đó là huyết áp thấp cơ địa và huyết áp thấp bệnh lý. Huyết áp thấp cơ địa là khi có chỉ số huyết áp ở mức thấp dưới 120/80mmHg nhưng không có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường về sức khỏe. Những trường hợp này không đáng lo ngại, sức khỏe là hoàn toàn bình thường. Còn huyết áp thấp bệnh lý là khi có chỉ số huyết áp ở mức thấp và có kèm theo các triệu chứng thiếu hụt máu tới não bộ và các cơ quan như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi… thì lại là một vấn đề về sức khỏe cần được theo dõi và điều trị.

Trong trường hợp của bạn, nếu bạn bị huyết áp thấp có triệu chứng thì không nên tham gia hiến máu vào thời điểm này. Bởi vì, khi mất đi một lượng máu nhất định thì tình trạng huyết áp thấp ở bạn sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu đi. Đôi khi, bạn có thể bị choáng váng, ngất xỉu sau khi hiến máu, do lưu lượng máu không đủ để nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Chính vì vậy, các bác sĩ luôn tiến hành kiểm tra huyết áp và về hỏi tiền sử bệnh của những người tham gia hiến máu. Nếu huyết áp ở mức thấp (dưới 90/60 mmHg) hoặc gần đây có những biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi… thì sẽ được khuyên không nên hiến máu.

Giải pháp trị huyết áp thấp hiệu quả, an toàn dành cho bạn

Mong muốn tham gia hiến máu của bạn là một việc làm rất có ý nghĩa, nhưng trước hết bạn cần phải thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt để cải thiện sức khỏe của bản thân, cụ thể bạn nên:

– Tăng cường ăn các loại thực phẩm bổ máu như: Rau xanh đậm (rau bina, cải xoăn…), hoa quả tươi, thịt nạc, sữa, trứng gà, hải sản, gan động vật…

– Uống nhiều nước mỗi ngày (2 lít/ngày), ăn mặn hơn một chút.

– Hạn chế rượu, bia, cà phê, thuốc lá

– Học tập, nghỉ ngơi khoa học và vận động thể chất đều đặn mỗi ngày.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt từ thảo dược tự nhiên Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu giúp bổ máu, tăng tạo máu và nâng cao huyết áp hiệu quả như viên uống Hồng Mạch Khang. Đây là một giải pháp để sức khỏe của bạn được cải thiện nhanh chóng hơn. Và cũng đã có rất nhiều người bệnh huyết áp thấp nhờ sử dụng sản phẩm có đáp ứng tốt. Trong đó, trường hợp của chị Hương (0978 213 466, Đông Anh, Hà Nội) là minh chứng chân thực, điển hình nhất. Vốn là bà chủ của một tiệm tạp hóa, công việc vô cùng bận rộn, cộng thêm căn bệnh huyết áp thấp lâu năm khiến chị mệt mỏi triền miên. Tuy nhiên, chỉ sau 3 hộp sản phẩm Hồng Mạch Khang, chị đã thấy sức khỏe khởi sắc tích cực, huyết áp ổn định hơn, không còn những cơn hoa mắt, chóng mặt, xay xẩm, mệt mỏi nữa. Chị tích cực chia sẻ lại:

Xem thêm:

Lợi ích của Hồng Mạch Khang với người bệnh huyết áp thấp

Những loại thực phẩm người bệnh huyết áp thấp nên ăn và nên kiêng

Nếu huyết áp của bạn được cải thiện và ổn định trong thời gian dài thì bạn có thể tham gia hiến máu vào những lần sau. Và để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua số 0971.007.947 trong giờ hành chính.

Chúc bạn sức khỏe!


Ds. Cao Thủy

BẢNG GIÁ

Hồng Mạch Khang hộp 30 viên

Siêu khuyến mại – Mua 3 tặng 1

(Áp dụng lũy kế 6+2, 9+3…)

– Từ 3 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 3 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      4 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Trang
      Trang
      5 Năm Trước

      Chào bác sĩ cho e hỏi tại sao khi người hiến máu bị ngất mình cần để chân họ cao hơn đầu ạ

      Kila
      Kila
      7 Năm Trước

      chào bác sĩ: cho em hỏi, sau khi em hiến máu, có khi là thử máu xong thì người chóng mặt, lạnh, mồ hôi vả ra, mặt trắng boẹt nhưng nằm tầm 15p là hết. Em có đi hiến máu 2 lần, đều có biểu hiện như vậy, lần 1 thì sau hiến máu xong, lần 2 thì sau khi thử máu. rút kinh nghiệm lần 1 lần 2 sau hiến xong em nằm tại chỗ 15p, xong e thấy bình thường. Nhưng mọi người khuyên em ko nên đi hiến máu nữa. Em cảm thấy đây là 1 việc làm tốt mình có thể góp phần giúp cho mọi người nên em vẫn muốn hiến máu. Cho em hỏi vậy với những biểu hiện đó em có nên đi hiến máu nữa ko?