Huyết áp thấp có nên ăn mặn không? Lượng muối bao nhiêu là phù hợp?

5/5 - (5 bình chọn)

Chúng ta vẫn biết rằng, ăn mặn sẽ làm tăng huyết áp, đây là dấu hiệu tốt cho những ai bị huyết áp thấp hoặc tụt huyết áp. Thế nhưng, người bệnh huyết áp thấp có nên ăn mặn thường xuyên hay không? Lượng muối bao nhiêu là phù hợp? Tất cả sẽ được lý giải tại bài viết này.

Người bệnh huyết áp thấp có nên ăn mặn thường xuyên không?

Bên cạnh các biện pháp điều trị khác, để điều chỉnh chỉ số huyết áp về mức an toàn, bác sĩ thường khuyên người bệnh huyết áp thấp nên ăn mặn hơn so với bình thường. Bởi thành phần chính của muối là natri có tác dụng làm tăng áp lực thẩm thấu của máu, kéo nước vào trong lòng mạch và gây ra cảm giác khát khiến bạn uống nhiều nước hơn. Điều này sẽ làm tăng lượng máu trong cơ thể và nâng huyết áp. Mặt khác, khi ăn mặn, ion natri được vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn thành mạch, gây co mạch máu cũng dẫn đến tăng huyết áp.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều muối sẽ không tốt cho sức khỏe, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như suy tim, huyết áp cao, suy thận, sỏi thận, loãng xương, phù… Do đó, nếu bạn bị huyết áp thấp và đang có vấn đề về tim mạch hoặc bệnh thận thì không nên áp dụng cách này. Mặt khác, khi huyết áp đã ổn định, bạn nên điều chỉnh dần lượng muối ăn trở về bình thường kết hợp cùng các biện pháp khác để phòng ngừa bệnh tái phát mà không nên ăn mặn lâu dài.

Huyết áp thấp nên ăn mặn không đúng cho mọi trường hợp

Huyết áp thấp nên ăn mặn không đúng cho mọi trường hợp

Người bệnh huyết áp thấp nên ăn bao nhiêu muối mỗi ngày?

Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo, mỗi người nên ăn không quá 5g muối/ngày (tương đương khoảng 2g natri), bao gồm muối bổ sung thêm từ gia vị, nước chấm khi chế biến thức ăn với muối tự nhiên có sẵn trong thực phẩm.

Với người bệnh huyết áp thấp, không có một định lượng cụ thể về lượng muối nên tiêu thụ mỗi ngày. Bởi vậy, bạn cần tự điều chỉnh cho phù hợp theo khuyến cáo và để tránh bổ sung dư thừa muối, bạn nên tạo thói quen đọc nhãn thành phần thực phẩm hoặc ước tính lượng hàm lượng muối có trong thực phẩm trước khi sử dụng. Bạn có thể tham khảo thêm trong bảng sau:

Thực phẩm (100g)

Natri (mg)

Thực phẩm (100g)

Natri (mg)

Cua đồng

453

Thịt bò loại 1

83

Cua bể

316

Thịt lợn

76

Tôm đồng

418

Bột canh

62500

Sữa bột toàn phần

371

Xì dầu

5637

Sữa bò tươi

380

Nước mắm

7720

Thịt gà ta

70

Hạt nêm

45455

Lưu ý khác trong ăn uống cho người bệnh huyết áp thấp

– Uống đủ nước: Trung bình 1.5 – 2 lít/ngày vì nước có vai trò điều chỉnh thể tích máu, qua đó ổn định huyết áp.

– Hạn chế đồ uống có cồn: Rượu, bia sẽ gây mất nước trong cơ thể, dẫn đến tụt huyết áp.

– Tránh ăn nhiều carbohydrat: Các loại carbohydrat tinh chế (gạo trắng, mì ống, bánh mì,…) được tiêu hóa nhanh, dễ gây hiện tượng hạ huyết áp sau ăn.

– Tăng cường thực phẩm bổ máu: Thịt bò, rau bina, cải xoong, rau ngót, thịt gà, cá biển, ngao, sò, bí đỏ, đậu nành, trái cây giàu vitamin C… để tăng lượng máu trong cơ thể.

– Ăn các bữa nhỏ: Thay vì 3 bữa chính nên ăn 5 – 6 bữa nhỏ/ngày, không ăn quá no hoặc bỏ bữa, điều này sẽ giúp hấp thu tốt hơn và hạn chế bị hạ huyết áp sau ăn.

Giải pháp thảo dược kết hợp cùng chế độ ăn giúp điều trị huyết áp thấp hiệu quả

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học là điều rất cần nhưng chưa đủ, để điều trị huyết áp thấp sớm có kết quả tốt, người bệnh nên sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược hỗ trợ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hồng Mạch Khang.

Với thành phần từ các thảo dược có hoạt tính bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu và điều hòa huyết áp tốt như Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân, Hồng Mạch Khang không chỉ giúp giảm nhanh các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ… mà còn nâng cao ổn định chỉ số huyết áp và ngăn ngừa tụt huyết áp tái phát hiệu quả. Điều này cũng đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng tại khoa Đông y, bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ năm 2010. 

Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của cô Lê Thu Thảo (Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội – 0968469684) – một người bị huyết áp thấp mạn tính nhưng đã trị bệnh thành công nhờ sử dụng Hồng Mạch Khang trong video dưới đây:

Cô Thảo chia sẻ bí quyết trị huyết áp thấp bằng Hồng Mạch Khang

Xem thêm:

Hồng Mạch Khang – Sản phẩm cho người huyết áp thấp đã được kiểm chứng lâm sàng

Kinh nghiệm trị huyết áp thấp hiệu quả tại nhà nhờ thảo dược

Huyết áp thấp nên ăn gì, kiêng gì là tốt nhất?

Ăn mặn sẽ làm tăng chỉ số huyết áp, tuy nhiên bạn cần tránh tiêu thụ quá dư thừa muối và nên kết hợp cùng các biện pháp khác để có hiệu quả tốt. Nếu cần hỗ trợ thêm về phương pháp điều trị huyết áp thấp, bạn có thể liên hệ qua điện thoại/zalo số 0988946068 hoặc 0971007947 để được tư vấn tận tình nhất.

DS. Hà Anh

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/nutrition/sodium-per-day#should-you-limit

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/diagnosis-treatment/drc-20355470


BẢNG GIÁ

Hồng Mạch Khang hộp 30 viên

Siêu khuyến mại – Mua 3 tặng 1

(Áp dụng lũy kế 6+2, 9+3…)

– Từ 3 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 3 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận