Hỏi đáp về bệnh huyết áp thấp, tụt huyết áp

Huyết áp thấp, tụt huyết áp có thể gây ra tình trạng thiếu máu kéo dài, làm tổn hại hoặc suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể, điều này dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhũn não, suy giảm trí nhớ, giảm ham muốn tình dục… Tuy nguy hiểm là vậy nhưng trên thực tế thì bệnh lý này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Một số nội dung dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về bệnh, từ đó có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả ngay từ khi còn trẻ.

Triệu chứng bệnh huyết áp thấp là gì?

Khi huyết áp giảm xuống thấp, dòng máu mang oxy và các chất dinh dưỡng tới các cơ quan sẽ giảm sút, đặc biệt là các cơ quan phía trên cao như não bộ thì mức độ thiếu máu càng trầm trọng hơn. Các cơ quan bị thiếu máu do huyết áp thấp sẽ biểu hiện ra bên ngoài với rất nhiều triệu chứng, bao gồm:

– Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi

– Hay đau đầu, mất ngủ, ngủ không sâu giấc

– Khó tập trung, hay quên, dễ nổi cáu

– Sợ lạnh, da xanh tái, nhợt nhạt

– Giảm ham muốn tình dục

– Trường hợp nặng có thể ngất xỉu

Hoa mắt, mệt mỏi, đau đầu là triệu chứng của huyết áp thấp

Hoa mắt, mệt mỏi, đau đầu là triệu chứng của huyết áp thấp

Khi nào một người được coi là huyết áp thấp?

Ở người bình thường khỏe mạnh, chỉ số huyết áp sẽ dao động xung quanh mức 120/80mmHg. Một người được coi là gặp phải bệnh huyết áp thấp khi có chỉ số huyết áp nhỏ hơn mức này và thường xuyên xuất hiện các triệu chứng huyết áp thấp như đã nêu ở trên.

Tụt huyết áp là gì?

Tụt huyết áp là hiện tượng huyết áp bị giảm xuống thấp đột ngột khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt, choáng váng, mặt mũi tối sầm… lúc này nguy cơ gặp phải chấn thương do té ngã sẽ rất cao. Tụt huyết áp có thể xảy ra bất cứ lúc nào, tuy nhiên nó thường xuất hiện nhất vào buổi sáng sớm khi người bệnh ngủ dậy hoặc sau khi thay đổi tư thế đột ngột.

Tụt huyết áp thường gặp nhất ở những người mắc chứng huyết áp thấp, nhưng một người có chỉ số huyết áp bình thường vẫn hoàn toàn có thể bị tụt huyết áp vào một hoặc một số thời điểm nào đó.

Nguyên nhân gây nên huyết áp thấp, tụt huyết áp?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên chứng huyết áp thấp chẳng hạn như thiếu máu, chất lượng máu kém, mất nước, các bệnh lý mắc kèm (bệnh tim mạch, nội tiết…), tác dụng phụ của thuốc… và trong đó có một số lượng lớn người bệnh huyết áp thấp, tụt huyết áp không rõ nguyên nhân được gọi là huyết áp thấp hay tụt huyết áp vô căn.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu được thực hiện trong nhưng năm gần đây đã cho thấy rằng huyết áp thấp, tụt huyết áp vô căn chủ yếu là do các thụ thể cảm áp bên trong lòng mạch máu kém hiệu quả, đó là các tế bào thần kinh nằm bên trong mạch máu có vai trò nhận biết huyết áp, để não bộ có thể điều chỉnh nhịp tim và sự co giãn của mạch máu nhằm điều chỉnh huyết áp luôn ở mức cân bằng.

Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng hạ huyết áp, huyết áp thấp gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,… mà không rõ nguyên nhân. Hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0988.946.068 để được tư vấn chi tiết về giải pháp khắc phục hiệu quả, sớm cải thiện sức khỏe. 

Huyết áp thấp hay tụt huyết áp có nguy hiểm không?

Người bệnh huyết áp thấp không chỉ thường xuyên gặp phải các triệu chứng như hoa mắt, mệt mỏi, đau đầu, suy giảm chức năng sinh lý… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình. Về lâu dài, huyết áp thấp không được chữa trị tốt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn nữa như suy tim, tai biến mạch máu não… Mặt khác, hiện tượng tụt huyết áp xảy ra bất ngờ rất dễ khiến người bệnh gặp phải những chấn thương, tai nạn nguy hiểm.

Huyết áp thấp, tụt huyết áp kéo dài có thể gây suy giảm sinh lý

Huyết áp thấp, tụt huyết áp kéo dài có thể gây suy giảm sinh lý

Chẩn đoán huyết áp thấp, tụt huyết áp bằng cách nào?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn có bị huyết áp thấp hay tụt huyết áp hay không dựa vào các triệu chứng mà bạn mô tả và đo chỉ số huyết áp ở các tư thế khác nhau (đứng, nằm). Ngoài ra một số xét nghiệm khác có thể được thực hiện để xác định nguyên nhân như xét nghiệm máu, điện tim… tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Làm sao để tránh bị tụt huyết áp?

Tụt huyết áp có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng nó thường xảy ra sau một số điều kiện nhất định. Do vậy, để tránh bị tụt huyết áp, thì bạn cần có một số lưu ý sau:

– Tránh thay đổi tư thế đột ngột

– Tránh vắt chéo chân khi ngồi

– Tránh tắm nước quá nóng

– Tránh uống rượu bia

– Tránh ăn quá no

Điều trị huyết áp thấp, tụt huyết áp bằng loại thuốc nào?

Các thuốc điều trị huyết áp thấp, tụt huyết áp phổ biến nhất là Midodrin, Ephedrin, Heptamyl, Pantocrin… chủ yếu có tác dụng kích tăng nhịp tim hoặc gây co mạch máu. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ có tác dụng giúp làm giảm các triệu chứng tạm thời, sau khi dừng thuốc một thời gian ngắn tình trạng bệnh lại xuất hiện trở lại, đồng thời các thuốc này đều không được khuyến cáo sử dụng lâu dài. Người bệnh cần có sự chỉ định của bác sĩ nếu sử dụng một trong các loại thuốc này.

Giải pháp hiệu quả cho chứng huyết áp thấp, tụt huyết áp?

Đối với những trường hợp huyết áp thấp, tụt huyết áp xác định được nguyên nhân thì người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để điều trị các bệnh lý nguyên nhân. Khi các bệnh lý này được cải thiện, tình trạng huyết áp thấp, tụt huyết áp cũng sẽ được đẩy lùi.

Còn trong những trường hợp còn lại, hầu hết các chuyên gia đều đánh giá rằng cách điều trị huyết áp thấp, tụt huyết áp hiệu quả nhất đó là kết hợp giữa một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và thảo dược.

– Về chế độ ăn uống và sinh hoạt: Người bệnh nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu như tim gan động vật, trứng gà, cá, đậu tương, súp lơ xanh, táo, lựu… Các bữa ăn nên được chia nhỏ để cơ thể dễ hấp thu. Nên uống nhiều nước hơn, ăn mặn hơn (nếu bạn không mắc bệnh tim mạch) và tập thể dục đều đặn mỗi ngày.

– Về thảo dược: Có nhiều loại thảo dược được sử dụng cho người bệnh huyết áp thấp, tụt huyết áp nhưng không phải loại thảo dược nào cũng mang lại tác dụng lâu dài với người bệnh. Chẳng hạn như, gừng là một loại thảo dược được khá nhiều người bệnh huyết áp thấp, tụt huyết áp sử dụng nhưng trên thực tế loại thảo dược này chỉ có tác dụng kích tăng nhịp tim tạm thời nên hiệu quả không bền vững. Tuy nhiên, một số loại thảo dược khác lại có tác dụng rất bền vững. Quy đầu (rễ chính của cây Đương quy) là một ví dụ điển hình. Theo các nhà khoa học, có được tác dụng như vậy là vì các hoạt chất trong Quy đầu có khả năng tăng tạo máu rất tốt nhờ kích thích sản sinh tế bào hồng cầu tại tủy xương, đồng thời cũng có tác dụng thúc đẩy các thủ thể cảm nhận huyết áp hoạt động hiệu quả hơn.

Trong năm 2010, một nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện để đánh giá hiệu quả của viên Hồng Mạch Khang (kết hợp của Quy đầu, Xuyên tiêu, Ích trí nhân) và cho kết quả rất tốt: có tới 96,7% người bệnh huyết áp thấp, tụt huyết áp đã cải thiện được tình trạng bệnh của mình sau 2 tháng điều trị và duy trì kết quả này bền vững sau thời gian dài ngưng sử dụng.

Xem thêm:

Hồng Mạch Khang – Liệu pháp tự nhiên cho người bệnh huyết áp thấp

Chia sẻ kinh nghiệm điều trị huyết áp thấp, hạ huyết áp hiệu quả

DS. Ngọc Hải

BẢNG GIÁ

Hồng Mạch Khang hộp 30 viên

Siêu khuyến mại – Mua 3 tặng 1

(Áp dụng lũy kế 6+2, 9+3…)

– Từ 3 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 3 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận