Những cách hạn chế khó ngủ về đêm ở người huyết áp thấp

Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và tái tạo lại năng lượng sau những giờ làm việc mệt mỏi, căng thẳng, đồng thời sẽ giúp tinh thần thoải mái cho khởi đầu một ngày mới. Nhưng với người bị huyết áp thấp thì rất khó có được một giấc ngủ ngon đảm bảo đủ cả số lượng (thời gian) lẫn chất lượng (ngủ sâu). Tại sao lại như vậy và một số cách sau có thể giúp bạn tối ưu hóa giấc ngủ của mình

Tại sao huyết áp thấp gây khó ngủ về đêm?

Khó ngủ ban đêm, đôi khi trằn trọc hàng giờ đồng hồ nhưng vẫn không đi vào giấc, ngủ lại không sâu, hay mộng mị, sáng dâỵ người lừ đừ mệt mỏi,… là hậu quả của sự căng thẳng, lo âu, phiền muộn kéo dài, hoặc do sử dụng các chất kích thích vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ như trà, café, nước ngọt,… và một nguyên nhân khá phổ biến khác là do bệnh huyết áp thấp gây nên.

Huyết áp thấp là khi sức ép của dòng máu lên thành động mạch yếu, làm giảm khả năng co bóp của tim để đẩy máu vào hệ thống tuần hoàn, chính vì vậy, thiếu máu đi nuôi dưỡng não, thiếu oxy cung cấp cho các tế bào thần kinh là điều khó tránh khỏi. Với người bình thường thì huyết áp luôn thay đổi tùy vào từng thời điểm trong ngày, thấp nhất vào ban đêm khi ngủ và cao dần lên khi thức dậy, do đó, tình trạng tụt huyết áp sẽ càng trầm trọng hơn với người có tiền sử huyết áp thấp. Ngoài triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt thì người huyết áp thấp luôn có cảm giác rất thèm ngủ, người mệt mỏi, lúc nào cũng muốn được nghỉ ngơi ngay khi vừa mới thức dậy, nhưng thực chất ban đêm lại hay bị trằn trọc, khó ngủ, đôi khi còn mất ngủ kéo dài.

Mất ngủ, đau đầu, chóng mặt là những triệu chứng thường gặp của bệnh huyết áp thấp, nhưng hoàn toàn có thể khắc phục được. Hãy liên hệ đến số điện thoại/zalo:0988.946.068để được tư vấn về giải pháp trị hiệu quả và sớm cải thiện tình trạng sức khỏe.

8 mẹo đơn giản nhằm cải thiện chứng khó ngủ ở người huyết áp thấp

Điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể một cách tự nhiên

Tuân theo chu kỳ thức – ngủ tự nhiên của cơ thể là một trong những “chiến lược” quan trọng nhất để người huyết áp thấp có được một giấc ngủ ngon và sâu giấc

– Nên cố gắng ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày: Duy trì một lịch ngủ – thức phù hợp, đúng giờ sẽ giúp thiết lập lại đồng hồ sinh học của cơ thể và tối ưu hóa giấc ngủ, lâu dần sẽ thành một thói quen giúp bạn thức dậy tự nhiên mà không cần đến chuông đồng hồ.

– Hạn chế thức quá khuya và ngủ quá muộn, tránh ngủ bù vào cuối tuần: Thói quen ngủ bù hay ngủ nướng vào cuối tuần có thể làm phá vỡ quy luật sinh học của cơ thể và càng khiến bạn mệt mỏi hơn. Trong trường hợp phải thức khuya, bạn nên lựa chọn một giấc ngủ ngắn vào ban ngày để đảm bảo ngủ đủ giấc mà không ảnh hưởng đến nhịp sinh học.

– Một giấc ngủ trưa là cần thiết: Ngủ trưa là một cách tốt để bù lại việc thiếu ngủ. Tuy nhiên thời gian ngủ chỉ cần khoảng 15-20 phút đầu giờ chiều, tránh ngủ quá nhiều giờ khiến mất ngủ về đêm thêm trầm trọng.

– Hạn chế cơn buồn ngủ sau bữa tối: bởi nếu ngủ vào thời điểm này, bạn có thể thức dậy vào giữa đêm và rất khó để ngủ ngon trở lại.

Người bị huyết áp thấp nên đi ngủ đúng giờ để có giấc ngủ sâu
Người bị huyết áp thấp nên đi ngủ đúng giờ để có giấc ngủ sâu

Tránh ánh sáng trong giấc ngủ

Melatonin là một hormone tự nhiên được kiểm soát bằng cách tiếp xúc ánh sáng giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức. Bộ não của bạn tiết ra melatonin nhiều hơn khi trời tối làm bạn buồn ngủ và tiết ra ít hơn khi có ánh sáng làm bạn tỉnh táo hơn.

– Làm việc trong không gian ít ánh sáng có thể làm giảm sự tỉnh táo và tăng cảm giác buồn ngủ. Do đó, vào ban ngày nên dành nhiều thời gian để tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài, để ánh sáng tự nhiên chiếu vào nhà hoặc không gian làm việc

– Hạn chế xem tivi, máy tính,… trong vòng 2 giờ trước khi ngủ và nói không với truyền hình đêm khuya, ánh sáng không chỉ hạn chế sản xuất melatonin, nhiều chương trình gây kích thích hơn là thư giãn. Bạn hãy thử thay thế chúng bằng cách nghe nhạc. Nếu chương trình yêu thích của bạn vào đêm khuya, bạn nên ghi lại chúng để xem lại vào ban ngày.

– Nên tắt bỏ hết các thiết bị điện khi ngủ ban đêm. Sử dụng rèm cửa dầy hoặc tối màu để ngăn ánh sáng từ cửa sổ hoặc bạn có thể thử một mặt nạ ngủ để che mắt. Hạn chế bật đèn quá sáng nếu thức dậy vào ban đêm, điều này sẽ làm cho cho bạn dễ trở lại giấc ngủ hơn.

Tránh ánh sáng để có một giấc ngủ ngon

Tránh ánh sáng để có một giấc ngủ ngon

Tập thể dục thường xuyên giúp ngủ ngon

Nghiên cứu cho thấy rằng người tập thể dục thường xuyên ngủ tốt hơn và cảm thấy ít buồn ngủ vào ban ngày, đồng thời nó còn giúp cải thiện các triệu chứng mất ngủ, ngưng thở khi ngủ và kéo dài thời gian ngủ sâu ở người huyết áp thấp.

Tập thể dục làm tăng tốc độ trao đổi chất, làm tăng nhiệt độ và kích hoạt các hormon như cortisol của cơ thể. Đây không phải là vấn đề lưu tâm khi bạn tập vào buổi sáng hay buổi chiều nhưng nếu tập quá gần thời gian đi ngủ, nó có thể cản trở giấc ngủ, do đó, cố gắng hoàn thành bài tập trước ít nhất 3 giờ trước khi ngủ. Đừng chú trọng vào những bài tập dài, hãy thư giãn bằng các bài yoga hoặc các bài tập nhẹ nhàng 10 – 15 phút có thể giúp dễ ngủ hơn.

Cải thiện giấc ngủ và huyết áp thấp bằng chế độ ăn uống hợp lý

Thói quen ăn uống ban ngày của bạn đóng một vai trò tích cực trong giấc ngủ. Để có một giấc ngủ tốt, bạn có thể tham khảo lời khuyên:

– Hạn chế caffein: Caffein có thể gây kích thích thần kinh từ 10-12 giờ sau khi uống. Do đó, chỉ nên uống vào buổi sáng và tránh uống buổi tối.

– Không ăn quá no vào bữa tối với những thức ăn giàu chất béo , thức ăn cay hoặc có tính axit vì chúng có thể gây đau dạ dày và ợ nóng.
-Tránh uống nhiều nước, rượu bia trước khi ngủ: Uống nhiều nước, nước trái cây, trà hoặc các chất lỏng khác có thể dẫn đến việc phải thức giấc nhiều để đi vệ sinh.

Hạn chế mất ngủ bằng chế độ ăn uống hợp lý

Hạn chế mất ngủ bằng chế độ ăn uống hợp lý

Sử dụng sản phẩm thảo dược 

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị huyết áp thấp từ thảo dược, chẳng hạn như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hồng Mạch Khang để thúc đẩy tuần hoàn máu lên não, kích thích cơ thể tạo máu và tăng cường cơ chế tự điều hòa huyết áp tự nhiên là giải pháp an toàn, hữu hiệu giúp cải thiện tình trạng mất ngủ cho người bệnh. 

Nghiên cứu tại khoa Đông y, bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng cho thấy, chỉ sau 60 ngày sử dụng viên uống thảo dược này, có đến 96.7% người bệnh huyết áp thấp đã giảm rõ rệt các triệu chứng mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi… và nâng chỉ số huyết áp về mức bình thường. 

Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của NSND Đàm Liên (Chùa Hà, Cầu Giấy, Hà Nội) và anh Bùi Đức Hùng (TP Yên Bái) là một trong số rất nhiều trường hợp đã cải thiện tốt sức khỏe, giảm chứng đau đầu, mất ngủ do huyết áp thấp sau khi dùng Hồng Mạch Khang trong các video dưới đây: 

 

NSND Đàm Liên chia sẻ cách trị mất ngủ do huyết áp thấp 

 

Anh Hùng đã hết đau đầu, mất ngủ do huyết áp thấp 

Xem thêm: 

Hồng Mạch Khang – Liệu pháp tự nhiên cho người bị huyết áp thấp

Giữ cho tinh thần thoải mái sẽ có giấc ngủ sâu giấc

Mệt mỏi, lo lắng hay giận dữ từ ban ngày có thể làm bạn khó có một giấc ngủ tốt. Thay vào đó, hãy thư giãn trước khi ngủ bằng cách hít thở sâu, massage cơ bắp từ chân đến đỉnh đâu hoặc nhắm mắt lại và tưởng tượng đến một nơi hay một hoạt động nào đó mang lại bình yên cho mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể giải tỏa stress, căng thẳng thông qua việc: Đọc sách hay tạp chí dưới ánh sáng nhẹ, tắm nước ấm, nghe nhạc, tập yoga, thư giãn với một sở thích của riêng mình…

Cải thiện không gian ngủ

Nên thường xuyên thay đổi không gian để tạo ra sự khác biệt trong giấc ngủ bằng cách giữ phòng tối, yên tĩnh và thoáng mát, hạn chế tiếng ồn; Giường là nơi để ngủ và sưởi ấm hạnh phúc gia đình, cải thiện đời sống vợ chồng, do đó, không nên mang công việc lên trên chiếc giường của bạn.

Những cách để có giấc ngủ trở lại

Nếu bạn thức dậy trong đêm và gặp khó khăn trong việc ngủ trở lại, những lời khuyên sau có thể giúp ích:

– Tránh những suy nghĩ căng thẳng: Hãy loại bỏ những suy nghĩ căng thẳng và công việc ra khỏi đầu, nên thực hành các bài tập thở sẽ làm giấc ngủ đến nhanh hơn. Nếu thức dậy trong đêm và cảm thấy lo lắng về điều gì đó, bạn hãy note ngắn gọn ra giấy để giải quyết chúng vào hôm sau. Tương tự như vậy nếu bạn có ý tưởng tuyệt vời, hãy ghi ngắn gọn ra giấy và thoải mái đi ngủ khi biết rằng mình sẽ đạt được hiệu quả cao sau một đêm ngon giấc

– Học cách thư giãn: Hãy thử một kỹ thuật thư giãn như xoa bóp cơ bắp hay thiền định ngay tại giường. Nhắc nhở bản thân rằng dù không thay thế cho giấc ngủ, thư giãn và nghỉ ngơi vẫn giúp trẻ hóa cơ thể bạn.

Hy vọng với 7 cách đơn giản trong bài viết này, bạn sẽ có một giấc ngủ trọn vẹn, giảm bớt tình trạng mệt mỏi do huyết áp thấp gây ra. 

DS. Phạm Hường

Nguồn tham khảo:

www.helpguide.org

BẢNG GIÁ

Hồng Mạch Khang hộp 30 viên

Siêu khuyến mại – Mua 3 tặng 1

(Áp dụng lũy kế 6+2, 9+3…)

– Từ 3 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 3 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      2 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Bông Hồng,
      Bông Hồng,
      5 Năm Trước

      người bị huyết áp thấp nên ăn gì để cải thiện huyết áp vậy ạ?