Thuốc điều trị huyết áp thấp và những tác dụng phụ thường gặp

Bên cạnh lợi ích là nâng huyết áp nhanh thì tác dụng phụ cũng là vấn đề cần cân nhắc khi sử dụng thuốc điều trị huyết áp thấp. Vậy làm thế nào để hạn chế tối đa rủi ro? Những thông tin trong bài viết sau sẽ hữu ích cho bạn. 

Tác dụng phụ của các thuốc điều trị huyết áp thấp

Heptaminol (Heptamyl): Là thuốc điều trị huyết áp thấp được kê đơn cho những trường hợp hạ huyết áp thế đứng, đặc biệt là do thuốc hướng thần. Tác dụng phụ thường gặp của heptaminol là tăng huyết áp (đỏ mặt, đau đầu, nhìn mờ, ù tai, choáng váng), tim đập nhanh, đánh trống ngực, tức ngực, buồn nôn, đau dạ dày, dị ứng ở người mẫn cảm,…

Thuốc có thể gây kết quả dương tính khi xét nghiệm chất kích thích, do đó, các vận động viên cần lưu ý. Người bệnh huyết áp cao, động kinh, phù não, cường giáp hoặc đang dùng thuốc chống trầm cảm nhóm IMAO tuyệt đối không sử dụng Heptaminol.

Midodrine (Gutron, ProAmatine): Thuốc được chỉ định để điều trị huyết áp thấp tư thế như Heptaminol. Tác dụng không mong muốn đáng chú ý của Midodrine là gây tăng huyết áp khi ngủ, ớn lạnh, nổi da gà, tê ngứa dưới da, tiểu nhiều lần nhưng khó tiểu hoặc tiểu đau buốt, nhịp tim chậm, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu, chuột rút,…

Vì thuốc làm tăng huyết áp khi ngủ nên phải uống cách thời điểm đi ngủ tối thiểu 4 tiếng và không uống thuốc sau bữa ăn tối. Chống chỉ định dùng Midodrine cho người bệnh suy thận, bệnh tim nặng, huyết áp cao, khó tiểu tiện, cường giáp,…

Tăng huyết áp là tác dụng phụ phổ biến của thuốc điều trị huyết áp thấp

Fludrocortison: Được dùng để điều trị hầu hết các dạng huyết áp thấp. Vì thuốc tác dụng theo cơ chế là tăng thải K+ và giảm thải Na+ tại thận để tăng giữ nước trong cơ thể, do đó thường gây phù, hạ Kali máu, tăng huyết áp, tăng cân, yếu cơ, suy tim. Một số tác dụng ngoài ý muốn khác của Fludrocortison là tăng áp lực nội sọ, loãng xương, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, suy giảm miễn dịch, hội chứng giống Cushing,…

Epinephrine, Norepinephrine: Thuốc được tiêm tĩnh mạch cho trường hợp tụt huyết áp cấp cứu. Tương tự các thuốc điều trị huyết áp thấp khác, Epinephrine và Norepinephrine có thể làm tăng huyết áp quá mức gây đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, mặt đỏ bừng,… Ngoài ra, người bệnh có thể bị dị ứng với biểu hiện khó thở, sưng họng, sưng lưỡi, phát ban… khi tiêm thuốc.

Bạn lo lắng về tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tây điều trị huyết áp thấp? Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại/zalo: 0988.946.068 để được tư vấn giải pháp điều trị bệnh an toàn, hiệu quả hơn.

Khi nào nên sử dụng thuốc điều trị huyết áp thấp?

Việc sử dụng thuốc tây điều trị huyết áp thấp cần tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ dựa trên tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh. Thông thường, thuốc tây không phải là hướng điều trị ưu tiên, chỉ những trường hợp bị tụt huyết áp quá mức hoặc giai đoạn bệnh huyết áp thấp tiến triển, biểu hiện triệu chứng rầm rộ, khi đó thuốc sẽ được chỉ định để nhanh chóng nâng huyết áp lên. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời vì khi ngừng dùng thuốc, bệnh thường tái phát lại.   

Thuốc tây được chỉ định để điều trị huyết áp thấp mức độ nặng

Bởi vậy, để hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây và mang lại hiệu quả bền vững, bạn nên ưu tiên sử dụng những sản phẩm thảo dược có tác dụng bổ máu, cải thiện tuần hoàn máu và nâng huyết áp tự nhiên, điển hình là viên uống Hồng Mạch Khang kết hợp thiết lập lối sống khoa học. Đây chính là phương pháp điều trị huyết áp thấp an toàn được khuyên áp dụng lâu dài cho tất cả người bệnh.

Kết quả nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện đại học Y Hà Nội chứng minh, sau 60 ngày sử dụng Hồng Mạch Khang, 96.7% người bệnh huyết áp thấp đã cải thiện rõ rệt triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, mất ngủ và nâng huyết áp về mức bình thường, đặc biệt là không xảy ra bất cứ tác dụng phụ nào. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ từ họ qua video sau:

Bí quyết trị huyết áp hiệu quả mà không dùng thuốc

Xem thêm:

Lợi ích của Hồng Mạch Khang cho người bệnh huyết áp thấp

Lời khuyên khi sử dụng thuốc điều trị huyết áp thấp để tránh tác dụng phụ

– Chỉ sử dụng thuốc điều trị huyết áp thấp khi có bác sỹ kê đơn, tuyệt đối không tự mua thuốc dùng hoặc thay đổi liều lượng khi chưa được cho phép.  

– Theo dõi hằng ngày các phản ứng của cơ thể từ khi bắt đầu sử dụng thuốc, nếu có dấu hiệu lạ, cần thông báo ngay cho bác sỹ.

– Theo dõi huyết áp, nhịp tim mỗi ngày và định kỳ kiểm tra chức năng gan thận trong thời gian dùng thuốc.

– Trước khi bắt đầu dùng thuốc điều trị huyết áp thấp cần cho bác sỹ biết tất cả những thuốc đang sử dụng để tránh tương tác thuốc.   

– Không sử dụng rượu bia và đồ uống chứa cồn trong thời gian dùng thuốc.

– Uống nhiều nước 1.5 – 2 lít/ngày để tăng quá trình đào thải thuốc khỏi cơ thể và ổn định mức huyết áp.

Tác dụng phụ là điều khó tránh khi dùng thuốc điều trị huyết áp thấp, do đó, bạn hãy tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sỹ, và hãy ưu tiên những phương pháp điều trị không dùng thuốc để hạn chế ảnh hưởng bất lợi.


Dược sỹ Hồ Hà

Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội

Chuyên tư vấn sức khỏe bệnh huyết áp thấp, thiếu máu não

Nguồn tham khảo:

https://www.medindia.net/drugs/medical-condition/low-blood-pressure.htm

BẢNG GIÁ

Hồng Mạch Khang hộp 30 viên

Siêu khuyến mại – Mua 3 tặng 1

(Áp dụng lũy kế 6+2, 9+3…)

– Từ 3 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 3 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      2 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      phạm minh thảo
      phạm minh thảo
      3 Năm Trước

      tôi đang dùng midodrine thì có thể uống cùng hồng mạch khang không? có cần giảm liều đi không? bác sĩ giải đáp giúp tôi, xin cảm ơn