Hồng Mạch Khang hộp 30 viên
Siêu khuyến mại – Mua 3 tặng 1
(Áp dụng lũy kế 6+2, 9+3…)
– Từ 3 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp
– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp
– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp
Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 3 hộp)
Bên trong cơ thể, acid folic tồn tại ở dạng muối folat, có tên gọi khác là vitamin B9. Nó là một trong những nguyên tố vi lượng rất cần thiết để tạo các tế bào hồng cầu mới. Chính vì vậy, nếu cơ thể thiếu hụt dưỡng chất này số lượng hồng cầu trong máu có thể bị giảm sút gây nên tình trạng thiếu máu.
Người bệnh bị thiếu máu do thiếu acid folic cũng sẽ có những triệu chứng điển hình của bệnh thiếu máu bao gồm:
– Cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, sợ lạnh
– Đau đầu, khó thở, tính tình thay đổi, dễ cáu gắt
– Da tái nhợt, thiếu sức sống
– Ăn không ngon, sút cân, hay bị tiêu chảy
– Khả năng tập trung kém
Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ xuất hiện một số triệu chứng rất đặc trưng do thiếu acid folic gây nên đó là:
– Loét miệng, nhiệt miệng
– Sưng lưỡi, rêu lưỡi mịn
– Tóc bạc sớm
– Rêu lưỡi mịn
– Suy dinh dưỡng, cơ thể gầy yếu
Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, đau đầu,… do thiếu máu thiếu acid folic, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0988.946.068 để được tư vấn vể giải pháp điều trị hiệu quả giúp nhanh chóng đẩy lùi tình trạng này.
Những yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ bị thiếu máu do thiếu acid folic bao gồm:
– Ăn thực phẩm đã bị nấu chín quá kỹ
– Chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu dinh dưỡng
– Uống nhiều rượu nặng, cản trở khả năng hấp thu acid folic
– Mắc bệnh hồng cầu hình liềm
– Tác dụng phụ của một số loại thuốc
– Người phụ nữ trong quá trình mang thai
Phụ nữ mang thai cần bổ sung acid folic
Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng thiếu acid folic. Cùng với đó thiếu máu do thiếu acid folic có thể gây ra do một số nguyên nhân khác như:
Phụ nữ trong quá trình mang thai: Mang thai gây ra thiếu axid folic vì nhiều lý do, chủ yếu là do cơ thể người mẹ phải chia sẻ một lượng lớn acid folic cho nhu cầu của thai nhi. Acid folic rất cần cho sự hình thành và phát triển hệ thống thần kinh của trẻ. Phụ nữ mang thai cũng dễ bị nôn, là nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin này.
Các nguyên nhân gây giảm hấp thu acid folic: Cơ thể không hấp thu được một lượng vitamin hoặc khoáng chất nhất định do nhiều nguyên nhân. Bệnh celiac (bệnh không dung nạp gluten), tác dụng phụ của thuốc chống động kinh, bệnh viêm đường tiêu hóa Crohn, một số dạng bệnh ung thư, bệnh thận nặng, uống quá nhiều rượu… có thể khiến cơ thể gián đoạn hấp thu acid folic.
Đột biến di truyền: Đột biến gene di truyền khiến cơ thể không hấp thu được vitamin này.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Phenytoin (Dilantin), Trimethoprim – sulfamethoxazole, Methotrexate, Sulfasalazine là những loại thuốc khiến cơ thể giảm hấp thu acid folic.
Tình trạng thiếu máu khác cũng có các triệu chứng tương tự như thiếu máu do thiếu acid folic. Do đó, để biết mình mắc dạng thiếu máu nào, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, quan trọng nhất đó là xét nghiệm máu.
Kết quả xét nghiệm máu sẽ giúp xác định người bệnh có bị thiếu acid folic hay không, đồng thời loại bỏ những nguyên nhân gây thiếu máu khác, xác định tỷ lệ các tế bào hồng cầu trong máu của bệnh nhân. Nếu người bệnh là phụ nữ trong độ tuổi sinh con, bác sỹ sẽ giúp người bệnh thử thai để xác định nguyên nhân. Chế độ ăn uống cũng là một trong những thông tin quan trọng giúp bác sỹ chẩn đoán nguyên nhân chính xác.
Mục tiêu trong điều trị thiếu máu do thiếu acid folic là bổ sung loại vitamin này mỗi ngày cho đến khi cơ thể nhận đủ lượng acid folic cần thiết. Trong trường hợp người bệnh đang có mức vitamin B9 trong máu quá thấp, bác sỹ sẽ tiêm một mũi acid folic để bổ sung ngay lập tức.
Một số thực phẩm giàu acid folic
Cùng với việc điều trị, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn, ăn bổ sung những loại thực phẩm giàu acid folic bao gồm :
– Các loại rau lá xanh: súp lơ xanh, rau bina, cà chua, nấm, măng tây, bắp cải
– Các loại đậu đỗ (đậu Hà Lan, đậu xanh…) lúa mì, ngũ cốc
– Các loại trái cây có múi (Cam, quýt…), chuối, dưa và các loại hoa quả khác
– Trứng, thịt, gan, thịt gia cầm, thịt heo, động vật có vỏ như sò, ốc…
Nếu phải bổ sung acid folic trực tiếp, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sỹ. Thông thường, việc bổ sung này sẽ kéo dài trong khoảng 4 tháng. Sau đó, người bệnh nên cải thiện chế độ ăn phù hợp thay vì uống thuốc trong thời gian dài.
Nhìn chung sau một thời gian điều trị người bệnh thiếu máu do thiếu acid folic đều có sự cải thiện tốt và không có những ảnh hưởng lâu dài của bệnh tới sức khỏe.
DS Hoàng Long
Nguồn tham khảo:
http://www.healthline.com/health/folate-deficiency-anemia#Symptoms3
——————————
Hồng Mạch Khang hộp 30 viên
Siêu khuyến mại – Mua 3 tặng 1
(Áp dụng lũy kế 6+2, 9+3…)
– Từ 3 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp
– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp
– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp
Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 3 hộp)